Chương trình chuyên về thiết kế game lần đầu tiên được ra mắt tại Việt Nam

PV | 07/06/2022, 09:09
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Chương trình Cử nhân Thiết kế game của Đại học RMIT sẽ tập trung đào tạo ra những người dẫn dắt sáng tạo chịu trách nhiệm đưa một trò chơi vào cuộc sống, những người tích hợp phẩm chất của cả một tác gia, nghệ sĩ và lập trình viên…

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông, tổng doanh thu ngành game ở Việt Nam năm 2021 đạt khoảng 14.500 tỉ đồng, tăng 11% so với năm 2020.

Một nghiên cứu do đơn vị tư vấn truyền thông Vero thực hiện tiết lộ rằng Việt Nam có tỉ lệ người trưởng thành chơi game lớn nhất trên thế giới, tới 85%. Nhân sự làm cho ngành này dự báo tầm từ 23.000 đến 28.000 người, bao gồm cả nhân sự toàn thời gian, bán thời gian và làm tự do.

z3472812293284_363841e83e8d98d96cd3311f1667ae1b.jpg

Tuy nhiên, nhân lực cho ngành game còn rất khiêm tốn và chưa đáp ứng được tốc độ tăng trưởng của ngành. Doanh nghiệp Việt buộc phải tuyển dụng nhân sự từ thị trường lao động nước ngoài hoặc thuê gia công từ bên thứ ba (theo Báo Đầu tư, 2022).

z3472812295358_3f34c268189df4aca20a1c59e7b984f6.jpg
Nhân lực cho ngành game ở Việt Nam còn rất khiêm tốn và chưa đáp ứng được tốc độ tăng trưởng của ngành.

Phó trưởng khoa Truyền thông và Thiết kế Đại học RMIT Phó giáo sư Donna Cleveland cho biết ngành game trong nước và quốc tế đang thiếu hụt chuyên gia cho mọi lĩnh vực trong thiết kế game. “Ngành game phát triển với tốc độ vũ bão khi hơn 1/4 dân số thế giới tham gia chơi game. Thiết kế game thúc đẩy ranh giới đổi mới sáng tạo, kể chuyện, công nghệ mới, và cuối cùng là những trải nghiệm mới”, Phó giáo sư Cleveland nói. “Game hết sức quyền lực vì game có khả năng giúp giải quyết những vấn đề đầy thách thức trong xã hội”, bà nhận định.

z3472812296054_308feff772d48023fafc5392e6bac036.jpg

Đại diện trong ngành phát biểu tại sự kiện ra mắt ngành Thiết kế game của RMIT mới đây gồm chuyên viên thiết kế game tại Ubisoft ông Ngô Thái Sơn, Trưởng mảng Game và mô phỏng tại Amanotes ông Huy Trần và Trưởng nhóm Gamification tại MoMo - ông Vũ Viết Kiên, đều đồng ý rằng thiết kế game đòi hỏi hoạt động trí tuệ rất cao và ứng dụng của game thì rộng hơn nhiều so với khía cạnh giải trí mọi người thường thấy. Nếu tập trung vào lựa chọn sáng tạo cho mục đích tốt đẹp, game có thể hỗ trợ phát triển kỹ năng ở trẻ em, giúp người trưởng thành luyện tập kỹ năng mới, giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng hiệu quả qua hoạt động mô phỏng game, và nhiều hơn thế nữa.

Xây dựng dựa trên ngành học tương tự tại Đại học RMIT ở Melbourne (Australia), chương trình mới kỳ vọng bổ sung một chương trình chuyên biệt còn đang thiếu cũng như lấp đầy lỗ hổng không đủ nhân sự chất lượng cho ngành game. Chương trình đặc biệt chú trọng vào hình thức học theo dự án sẽ cho sinh viên kinh nghiệm sát sao về nhiều khâu trong thiết kế và sản xuất game, bao gồm thiết kế màn chơi, cân bằng gameplay, nghệ thuật dẫn dắt và kể chuyện, quản lý dự án số, cũng như trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về hình ảnh game, lập trình game và lên kịch bản.

Bài liên quan
Sinh viên RMIT dành chiến thắng tại cuộc thi Young Lions lần thứ 3 liên tiếp
(GDTĐ) - Đại học RMIT Việt Nam nhận giải “Đại học có nhiều đội thắng giải nhất” năm thứ 3 liên tiếp tại cuộc thi Vietnam Young Lions 2022.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chương trình chuyên về thiết kế game lần đầu tiên được ra mắt tại Việt Nam