Chương trình giáo dục mầm non mới: Giúp trẻ em phát triển toàn diện

Phương Liên | 17/10/2022, 19:13
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Hình thành nhân cách, thể chất, giai đoạn giáo dục mầm non quan trọng bậc nhất, thậm chí mang tính quyết định.

Cấu trúc và hình thức của văn bản Chương trình cần phù hợp với cấu trúc của chương trình mang tính chất khung, về thể thức. Chương trình cũng đặt yêu cầu cần cấu trúc mục riêng để chỉ rõ quan điểm của Chương trình giáo dục mầm non và điều kiện thực hiện Chương trình.

Nội dung chương trình cần thể hiện rõ nét hơn tính liên thông với Chương trình giáo dục phổ thông, cần xem xét lại khả năng tiền học đọc và tiền học viết cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi để liên thông với tiếng Việt tiểu học.

Cần đưa làm quen với ngoại ngữ và đưa thêm phần ứng dụng công nghệ; giáo dục quyền con người, giáo dục hòa nhập, giáo dục giới tính vào Chương trình. Cần xem xét chế độ sinh hoạt cho trẻ bảo đảm chế độ làm việc của giáo viên theo Luật Lao động. Chế độ sinh hoạt cần có tính mở để địa phương có thể linh hoạt theo tình hình thực tế vùng miền.

Về định hướng xây dựng Chương trình, PGS Nguyễn Bá Minh kiến nghị, Chương trình giáo dục mầm non được xây dựng, nhằm bảo đảm kết nối với Chương trình giáo dục phổ thông để góp phần xây dựng các giá trị cốt lõi con người Việt Nam mới: Yêu nước, sáng tạo, kỷ luật, trách nhiệm, trung thực, tự lập. Nâng cao vị thế xã hội của giáo dục mầm non trong giai đoạn tới. Bảo đảm quyền bình đẳng cho trẻ em Việt Nam trong thụ hưởng giáo dục mầm non có chất lượng và hoà nhập.

Bảo đảm sự đầu tư của Nhà nước cùng với sự tham gia hỗ trợ của gia đình, cộng đồng, xã hội để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non trên cơ sở thống nhất toàn quốc về các mục tiêu và kết quả mong đợi của trẻ em cuối độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo, yêu cầu bắt buộc về điều kiện thực hiện Chương trình giáo dục mầm non.

Mục tiêu nhằm giúp trẻ em phát triểntoàn diệnvề thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành ở trẻ em những phẩm chất và năng lực mang tính nền tảng, phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, chuẩn bị cho trẻ emsẵn sàngvào lớp một, tạo cơ sở cho việc học tập thành công ở cấp học tiếp theo và học tập suốt đời.

PGS Nguyễn Bá Minh đặc biệt nhấn mạnh, Chương trình giáo dục mầm non mới cần tập trung hình thành ở trẻ em mầm non các giá trị cốt lõi của con người Việt Nam mới: Yêu nước, tôn trọng, kỷ luật, trách nhiệm, trung thực ,sáng tạo, ở mức độ phù hợp với lứa tuổi.

Chương trình giáo dục mầm non mới: Giúp trẻ em phát triển toàn diện - Ảnh 4.

GS.TS Lê Anh Vinh - Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Nam

Năng lực là những gì trẻ em có thể làm được sau quá trình giáo dục

GS.TS Lê Anh Vinh -Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho biết: Chương trình giáo dục mầm non mới được xây dựng theo tiếp cận năng lực, trong đó coi“Năng lực là những gì trẻ em có thể làm được sau quá trình giáo dục”.Năng lực là thành phần cốt lõi tạo ra hệ giá trị con người, năng lực theo nghĩa rộng bao gồm cả các phẩm chất và năng lực chung, các năng lực đặc thù/riêng.

Các phẩm chất và năng lực nêu trên được thể hiện cụ thể ở kết quả mong đợi cuối độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo, biểu thị những gì trẻ em ở độ tuổi đó có thể làm được. Kết quả mong đợi cuối độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo có sự đồng tâm phát triển với nhau và kết quả mong đợi mẫu giáo bảo đảm liên thông với yêu cầu cần đạt ở tiểu học.

Dựa trên mục tiêu và kết quả mong đợi cuối độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo các địa phương và từng cơ sở giáo dục mầm non lựa chọn nội dung giáo dục gần gũi với kinh nghiệm sống của trẻ em và phù hợp với bối cảnh văn hoá của gia đình, cộng đồng, địa phương để xây dựng các chủ đề giáo dục, các hoạt động trải nghiệm, tổ chức cho trẻ em học qua chơi và trải nghiệm bằng phương pháp sư phạm tích hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển và học tập của từng độ tuổi.

GS Lê Anh Vinh nhấn mạnh các phẩm chất/giá trị cốt lõi, đó là: Yêu thương, tôn trọng, trung thực, trách nhiệm; các năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự lực, thích ứng;các năng lực đặc thùvề Thể chất, Toán, Khoa học và công nghệ, Khám phá xã hội, Ngôn ngữ, Nghệ thuật, với kết quả mong đợi cuối giai đoạn nhà trẻ, mẫu giáo phù hợp với trẻ mầm non.

Đặc biệt lưu ý về quá trình sư phạm khi triển khai thực hiện, GS Lê Anh Vinh đề xuất: Các nguyên tắc và phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng chơi và trải nghiệm để hình thành năng lực cho trẻ mầm non. Cộng tác của các lực lượng giáo dục: Gia đình - Nhà trường (trường mầm non, trường tiểu học) - Cộng đồng - Xã hội để bảo đảm thực hiện thành công quá trình sư phạm nhằm hình thành được khung kết quả mong đợi theo năng lực ở từng giai đoạn lứa tuổi.


Theo baochinhphu.vn
http://baochinhphu.vn/chuong-trinh-giao-duc-mam-non-moi-giup-tre-em-phat-trien-toan-dien-102221017173059055.htm
Copy Link
http://baochinhphu.vn/chuong-trinh-giao-duc-mam-non-moi-giup-tre-em-phat-trien-toan-dien-102221017173059055.htm
Bài liên quan
Đổi mới chất lượng giáo dục mầm non vùng khó Gia Lai
Giáo dục mầm non đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chương trình giáo dục mầm non mới: Giúp trẻ em phát triển toàn diện