Chuyện chưa kể về Lục bộ Thượng thư Nguyễn Bá Lân: Người giữ nghiêm kỷ cương phép nước

Nguyễn Tuấn Khang | 18/08/2022, 16:14
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Trong những năm giữ trọng trách ở triều đình vua Lê - chúa Trịnh, Lục bộ Thượng thư Nguyễn Bá Lân đã có những đóng góp rất lớn cho việc ổn định xã hội và cứu giúp đời sống nhân dân.

Chuyện chưa kể về Lục bộ Thượng thư Nguyễn Bá Lân: Người giữ nghiêm kỷ cương phép nước ảnh 3

Truyền thống khoa bảng của dòng họ Nguyễn thủy tố hiệu Phúc tướng lưu danh Lục bộ Thượng thư Nguyễn Bá Lân.

Còn sách Một điển hình trí thức thời phong kiến xuất bản năm 2000, Giáo sư Vũ Khiêu viết: “Cụ Nguyễn Bá Lân suốt cuộc đời theo lời dạy của Thánh hiền, qua những trang hồi ký của mình, cụ đã kể rất nhiều sự kiện mà cụ đã xử lý một cách sáng suốt chí công vô tư trong lúc làm quan, minh oan cho những người vô tội, xử lý nghiêm kẻ phạm pháp, khoan hồng cho kẻ lầm đường và có khả năng hối cải. Thái độ quang minh chính đại. Đó là tấm gương sáng mãi đối với những người có chức, có quyền trong lịch sử”.

Kỳ yếu danh nhân Nguyễn Bá Lân con người và sự nghiệp do Viện Sử học Việt Nam xuất bản năm 1999, PTS Đỗ Đức Hùng, Viện Sử học Việt Nam nhận xét: “Qua hành vi như trên, cụ Nguyễn Bá Lân đã thể hiện đúng là người giữ đúng kỷ cương phép nước, mà hiếm ông quan trong lịch sử phong kiến nào dám làm. Cụ là người trong sạch, nắm được lễ phải nên chúa Trịnh không dám làm gì để hại cụ”.

Một người thầy giỏi

Ông Nguyễn Bá Lân xuất thân trong một gia đình có một truyền thống khoa bảng tính từ đời thứ nhất đến đời thứ 12. Phàm ai là đàn ông đều là thầy Nho học. Đặc biệt có thể kể đến các cái tên như: Cụ Nguyễn Đoan Trung, đời thứ 5 đỗ Hoàng giáp Tiến sĩ, niên hiệu Cảnh Lịch thứ 6, năm Quý Sửu (1553); cụ Nguyễn Cung, đời thứ 6, đỗ Thám hoa Tiến sĩ, niên hiệu Sùng Khang thứ 6, năm Tân Mùi (1571); cụ Nguyễn Kiều Nhạc, đời thứ 7, đỗ Hoàng giáp Tiến sĩ, niên hiệu Đức Long thứ 3, năm Tân Mùi (1631)... Đặc biệt, ông Nguyễn Bá Lân có thân phụ là cụ Nguyễn Công Hoàn, đời thứ 10, nổi tiếng văn chương một thời, được người đương thời tôn vinh một trong “Tứ hổ Tràng An).

Chuyện chưa kể về Lục bộ Thượng thư Nguyễn Bá Lân: Người giữ nghiêm kỷ cương phép nước ảnh 4

Một hội thảo khoa học mang tên danh nhân Nguyễn Bá Lân được tổ chức năm 1995 tại xã Cổ Đô (Ba Vì, Hà Nội).

Kế nghiệp truyền thống tổ tiên, ngay từ thủa thiếu thời, ông Nguyễn Bá Lân đã được cụ Nguyễn Công Hoàn truyền dạy.Ông Nguyễn Bá Lân về sau đã ngày đêm đèn sách để thi cử, Niên hiệu Vĩnh Khánh thứ 3, năm Tân Hợi (1731), ông thi đỗ đầu Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân. Tiếp nối truyền thống tổ tiên, sau này, ông Nguyễn Bá Lân cũng đã tích lũy những kiến thức học của mình, mở trường dạy học truyền dạy cho bao nhiêu sĩ tử sau này thi đỗ đạt đã thành danh.

Niên hiệu Bảo Thái thứ 8, năm Đinh Mùi (1727), Mậu Thân (1728), học trò cũ ở Thái Bạt, Khê Thượng, Tòng Lệnh làm giảng đường giáp giới chỗ Thái Bạt và Tòng Lệnh chính là xóm Cỏ Già (nay thuộc thôn Tòng Thái, xã Tòng Bạt, huyện Ba Vì) đón ông Bá Lân về dạy học.

Niên hiệu Long Đức thứ 2, năm Quý Sửu (1733), ông Nguyễn Bá Lân làm Đốc đồng khảo thí, lấy được ông Nguyễn Hồ Đĩnh thi đỗ Hội nguyên. Từ đấy qua 4 năm sĩ tử bốn phương đến học ngày càng đông. Về sau học trò của ông dạy học, nhiều người đỗ đại khoa, thỉnh thoảng dạy học nhưng công lao của mấy năm này, càng nhiều các học trò của cụ đã thành đạt.

Chuyện chưa kể về Lục bộ Thượng thư Nguyễn Bá Lân: Người giữ nghiêm kỷ cương phép nước ảnh 5

Những hậu duệ đời sau của dòng họ Nguyễn thủy tổ tại xã Cổ Đô đều trọng việc học hành cho các thế hệ con cháu.

Có thể kể đến như ông Lý Trần Quán (1721- 1786, quê xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, trấn Sơn Tây - nay là xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội) thi đỗ Tiến sĩ năm Bính Tuất (1766) và giữ chức Hiệp trấn Sơn Tây, Tư nghiệp Quốc Tử Giám, Thiêm sai chi binh phiên. Khi ông mất được phong tặng Liệt Nghĩa Đại vương.

Ông Lê Huy Dật (quê quán hiện nay là xã Phong Vân, huyện Ba Vì, Hà Nội) cũng là người đỗ đạt và nhận chức Viên tri huyện Thanh Ba, trấn Sơn Tây.

Sau khi ông Nguyễn Bá Lân thi đỗ Tiến sĩ đã được cử đi chấm thi, rồi sau đó có thời kỳ giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám. Ông cùng Tiến sĩ Lê Quý Đôn, Tiến sĩ Ngô Thì Sĩ được bổ dụng làm Học sĩ trong Bí thư các có nhiệm vụ duyệt kỹ các sách vở và chọn lựa đề bạt nhân tài có nguồn văn học để triều đình bổ dụng.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/chuyen-chua-ke-ve-luc-bo-thuong-thu-nguyen-ba-lan-nguoi-giu-nghiem-ky-cuong-phep-nuoc-post604828.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/chuyen-chua-ke-ve-luc-bo-thuong-thu-nguyen-ba-lan-nguoi-giu-nghiem-ky-cuong-phep-nuoc-post604828.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyện chưa kể về Lục bộ Thượng thư Nguyễn Bá Lân: Người giữ nghiêm kỷ cương phép nước