Chuyển đổi số - Cơ hội nâng 'chất' giáo dục vùng cao

Đức Trí | 15/12/2022, 09:01
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Chuyển đổi số được ngành GD&ĐT Lào Cai xem như nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục…

+ Ông có thể cho biết Ngành giáo dục Lào Cai đã đặt ra kế hoạch, mục tiêu chuyển đổi số ra sao?

Ngày 24/10/2022, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành kế hoạch chuyển đổi số Ngành GD&ĐT giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2025 sẽ đổi mới mạnh mẽ phương thức quản lý, điều hành dựa trên công nghệ và dữ liệu, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và chất lượng cung cấp dịch vụ hỗ trợ các cơ sở giáo dục.

Về quản trị nhà trường phấn đấu 100% cơ sở giáo dục áp dụng hệ thống quản trị nhà trường dựa trên dữ liệu dùng chung và công nghệ số; 100% cơ sở giáo dục có nền tảng và hệ thống lưu trữ dữ liệu riêng để khai thác, phục vụ điều hành, quản lý, liên thông với Phòng GD&ĐT và Sở GD&ĐT. 80% cơ sở vật chất, thiết bị và các nguồn lực khác phục vụ giáo dục được quản lý bằng hồ sơ số. 100% học sinh phổ thông có học bạ điện tử.

Về quản lý giáo dục: Hệ thống thông tin quản lý toàn ngành giáo dục được thiết lập và vận hành hiệu quả. 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý giáo dục được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý giáo dục…

Đến năm 2025: 100% trường học có kết nối cáp quang băng thông rộng để nhà giáo và người học được tiếp cận hiệu quả chương trình GDPT 2018 và các hoạt động dạy ‑ học trực tuyến; 90% các điểm trường có kết nối Internet tốc độ cao cho phép toàn bộ số máy tính trong nhà trường kết nối Internet cùng một lúc...

Chuyển đổi số - Cơ hội nâng 'chất' giáo dục vùng cao ảnh 3

Tiết học ứng dụng CNTT tại Trường THPT chuyên Lào Cai.

+ Với mục tiêu đặt ra, Ngành sẽ thực hiện những giải pháp cơ bản nào để đảm bảo chuyển đổi số trong giáo dục về “đích” đúng kế hoạch?

Ngành đặt ra các giải pháp cơ bản như: Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, đào tạo đội ngũ để nâng cao năng lực số, học sinh trở thành công dân số.

Xây dựng, hoàn thiện và triển khai đồng bộ Nền tảng quản lý thông tin tổng thể ngành GD&ĐT Lào Cai (Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu ngành tổng thể và các dịch vụ quản lý, điều hành từ trường đến sở; dạy-học trên nền tảng số; tuyển sinh đầu cấp; kiểm định chất lượng giáo dục; quản lý văn bằng chứng chỉ...);

Tăng cường các điều kiện đảm bảo triển khai ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong GD&ĐT.

Mặt khác, huy động các nguồn lực để nâng cao cơ sở vật chất tham gia ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong GD&ĐT;

Triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn; các cơ chế, chính sách đặc thù (thiết kế, thẩm định bài giảng điện tử dùng chung) nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành GD&ĐT tỉnh Lào Cai...

+ Xin cảm ơn ông!

Mục tiêu đến năm 2030, ngành GD&ĐT Lào Cai có 100% cơ sở giáo dục và điểm trường được sử dụng dịch vụ mạng internet với cáp quang băng rộng; cơ bản đủ thiết bị công nghệ thông minh để triển khai hiệu quả các ứng dụng trực tuyến trên môi trường mạng.

100% nguồn lực giáo dục, chương trình giáo dục và đối tượng giáo dục được quản lý trên môi trường số, được kết nối liên thông với cơ sở dữ liệu, thông tin quốc gia.

Hoàn thiện các kho học liệu trực tuyến hỗ trợ 100% người học và nhà giáo tham gia có hiệu quả các hoạt động giáo dục trực tuyến; đáp ứng yêu cầu về tài liệu học tập cho toàn bộ chương trình GDPT...

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/chuyen-doi-so-co-hoi-nang-chat-giao-duc-vung-cao-post618989.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/chuyen-doi-so-co-hoi-nang-chat-giao-duc-vung-cao-post618989.html
Bài liên quan
Giảng viên trẻ miệt mài góp sức chuyển đổi số
Sinh ra và lớn lên tại thành phố Đà Nẵng, chứng kiến sự đổi thay từng ngày của quê hương, Tiến sĩ Trần Hoàng Vũ (sinh năm 1980, Trưởng khoa Điện - Điện tử, trường Đại học Sư phạm kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng) luôn có khát vọng góp sức nhỏ của mình cho sự phát triển của thành phố.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyển đổi số - Cơ hội nâng 'chất' giáo dục vùng cao