“Những con số này là một minh chứng cho thấy rằng trầm cảm hay các rối loạn về tâm thần xảy ra tương đối phổ biến; song, có một sự thật đáng buồn là nhiều người chưa có quan điểm đúng về trầm cảm”- PGS.TS Trần Thị Minh Hằng nói.
Phòng ngừa hậu quả
Tại hội thảo, TS Lê Minh Công – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Hỗ trợ sức khoẻ tinh thân, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh) – thông tin, ở lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên, các vấn đề sức khoẻ tâm thần thường được chia thành hai nhóm lớn: các rối loạn hướng nội (nội hoá) và các rối loạn hướng ngoại (ngoại hoá).
Hai nhóm rối loạn này mặc dù khác nhau về khái niệm không phải lúc nào cũng độc lập với nhau và rất có kả năng đồng nhất ở một cá nhân.
Rối loạn hướng nội được biểu hiện một cách điển hình là một kiểu ức chế được mô tả như: rút lui, thu mình, trầm cảm hay lo âu. Các rối loạn nội hoá này thường đối lập với các rối loạn ngoại hoá như: gây hấn, bốc đồng cưỡng chế, không tuân thủ, kém thích ứng…
Các rối loạn nội hoá thường khu trú vào các tình trạng bệnh lý liên quan đến nhau bao gồm: rối loạn trầm cảm, các rối loạn lo âu (hoảng sợ, lo âu lan toả, ảnh hưởng cưỡng chế, ám ảnh sợ xã hội, ám ảnh sợ đặc hiệu, stress hậu sang chấn…
TS Lê Minh Công kiến nghị, các nhà thực hành tâm lý trường học cần triển khai các chương trình đã được thích nghi và nghiên cứu hiệu quả như chương trình kết nối. Điều này giúp trẻ em và thanh thiếu niên không phát triển các triệu chứng hướng nội khi đang có nguy cơ; đồng thời nâng cao năng lực học tập và cảm xúc xã hội ở trẻ, giúp cho trẻ khoẻ mạnh và hạnh phúc khi đến trường.
Tuy nhiên, chương trình phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của nhà tâm lý trường học, giáo viên phối hợp triển khai chương trình va sự kết nối thực sự của phụ huynh.
Tuy nhiên, có khá nhiều rào cản để triển khai các chương trình phòng ngừa có hiệu quả trong bối cảnh văn hoá Việt Nam, nhất là ở các vùng nông thôn hoặc ven đô.
Các chuyên gia ở Việt Nam cũng cần thực hiện các nghiên cứu can thiệp có bằng chứng với trẻ và thanh thiếu niên có rối loạn hướng nội. Các liệu pháp như: Liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp gia đình hệ thống hoặc liệu pháp ngắn tập trung vào các giải pháp (SFBT) sẽ có hiệu quả với thân chủ là trẻ em, thanh thiếu niên Việt Nam. Tuy nhiên cần có các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng được thiết kế chặt chẽ.