Chuyên gia chia sẻ giải pháp gốc rễ để tránh nỗi đau bạo lực học đường

20/04/2023, 01:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Bạo lực ở lứa tuổi học trò giờ không chỉ diễn ra học sinh nam mà cả nữ, tính chất ngày càng nghiệm trọng dẫn tới các nỗi đau đáng tiếc. Ở độ tuổi “coi trời bằng vung”, trẻ dễ xảy ra bạo lực học đường và để tránh nỗi đau bạo lực học đường cần biết điều này.

Giải pháp gốc rễ đẩy lùi bạo lực học đường

Giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường, giáo dục hiệu quả đạo đức lối sống học sinh, theo TS Vũ Việt Anh cần đi vào gốc rễ vấn đề. Trong đó, không thể thiếu sự chung tay, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp ngành; nhà trường, gia đình và xã hội. Đặc biệt, mỗi thầy cô giáo cần thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong quá trình giáo dục tại trường lớp với biện pháp kỷ luật tích cực.

Trong thời đại hiện nay, giáo dục đạo đức và luân lý đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng một xã hội văn minh và phát triển. Trong một thế giới đầy biến động, các tình huống bất ngờ và khó khăn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đặc biệt là trong trường học. Việc giáo dục đạo đức và luân lý sẽ giúp học sinh và giáo viên có thể đối phó tốt với những tình huống không mong muốn có thể xảy ra. Nó còn giúp xây dựng một xã hội văn minh, một môi trường học tập lành mạnh, hạnh phúc.

Học sinh ở độ tuổi "nổi loạn" là lứa tuổi chuyển đổi tâm sinh lý nên rất dễ bị tổn thương, dễ bị sang chấn và khủng hoảng về tâm lý, tình cảm. Ở độ tuổi này, các em thường thiếu các kĩ năng sống cơ bản như kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng quản lý cảm xúc… Khi gặp một vấn đề khó khăn, nhiều khi không biết chia sẻ mà dẫn tới các hành động dại dột.

Chuyên gia chia sẻ giải pháp gốc rễ để tránh nỗi đau bạo lực học đường - 2

Chuyên gia tâm lý Vũ Việt Anh cho rằng, giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường, giáo dục hiệu quả đạo đức lối sống học sinh cần đi vào gốc rễ vấn đề

Đối với học sinh cần trang bị cho các em các kỹ năng giao tiếp ứng xử tự tin, quản lý cảm xúc và cách thức tìm sự giúp đỡ để bảo vệ quyền lợi của chính mình. Trong khi đó, giáo viên cũng cần trang bị kỹ năng quản lý lớp học, giao tiếp, kiểm soát cảm xúc, tìm hiểu các quy định pháp luật về khen thưởng, kỷ luật với học sinh, các kỹ năng xử lý tình huống để giúp học sinh phát triển toàn diện.

Quản lý cảm xúc là một quá trình không ngừng nghỉ, đòi hỏi sự nhận thức và chủ động trong việc điều chỉnh và kiểm soát cảm xúc của bản thân và người xung quanh. Chỉ khi chúng ta hiểu và chấp nhận cảm xúc của mình, chúng ta mới có thể sống hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống.

Theo chuyên gia, vai trò của phụ huynh trong quá trình quản lý cảm xúc của học sinh cũng rất quan trọng. Phụ huynh cần phải thường xuyên đặt câu hỏi, lắng nghe và quan tâm đến tâm trạng của con em mình. Họ cũng cần có kiến thức và kỹ năng để hỗ trợ con trong việc quản lý cảm xúc và xử lý các tình huống khó khăn.

Một số cách để giúp học sinh tự quản lý cảm xúc của mình. Đó là khuyến khích học sinh tập trung vào những điều tích cực, đặt mục tiêu và kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu đó. Họ cũng nên học cách thư giãn, tập trung vào hơi thở và giải tỏa căng thẳng.

Theo (Gia đình & Xã hội)
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/chuyen-gia-chia-se-giai-phap-goc-re-de-tranh-noi-dau-bao-luc-hoc-duong-172230418163137335.htm
Copy Link
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/chuyen-gia-chia-se-giai-phap-goc-re-de-tranh-noi-dau-bao-luc-hoc-duong-172230418163137335.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyên gia chia sẻ giải pháp gốc rễ để tránh nỗi đau bạo lực học đường