Để giảm tình trạng khô họng, có thể sử dụng thêm một chậu nước trong phòng để giảm tình trạng không khí trong phòng khô hanh.
Không để nhiệt độ điều hòa chênh lệch với nhiệt độ ngoài trời khiến trẻ dễ bị sốc nhiệt, tổn thương hệ hô hấp.
Cũng cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng cho trẻ, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn đặc biệt là đủ nước, rau xanh, hoa quả... cũng như hạn chế các sản phẩm như kem, nước lạnh, các sản phẩm dễ gây tổn thương cho trẻ...
PGS. Hoài An cho biết khi bị đau họng thông thường bệnh sẽ khỏi sau vài ngày. Nếu quá 1 tuần không khỏi người bệnh nên đến khám tại các chuyên khoa tai mũi họng để được điều trị sớm, tránh đau họng chuyển sang mãn tính.
Những lưu ý khi thời tiết nóng
Không nên cho bé chơi lâu ngoài nắng hoặc di chuyển lâu ngoài nắng, tới chỗ tập trung đông người.
Không để máy điều hòa ở nhiệt độ quá lạnh hoặc quạt gió quá mạnh thẳng vào người trong khi nhiệt độ bên ngoài quá nóng.
Không cho trẻ tắm quá nhiều lần trong ngày, không tắm quá lâu, nhất là khi bé tắm bể bơi, tắm biển...
Tránh mặc quần áo cho bé ngay sau khi tắm, lúc da chưa khô hẳn, vì khi da bị ẩm ướt sẽ dễ bị hăm da, nhất là các vùng nếp gấp da như cổ, bẹn, khuỷu, nách...
Tránh thoa phấn rôm khi da còn ướt hoặc khi bé đổ nhiều mồ hôi, vì phấn gặp nước sẽ bị vón lại, lấp kín lỗ chân lông làm cản trở tiết mồ hôi.
Không nên cho bé uống các loại nước ngọt có ga, ăn những thức ăn vặt không có giá trị dinh dưỡng.