Người dân sơ tán khỏi Vùng Kherson. Ảnh: AP
Ảnh: AP
Modupe Jimoh, chuyên gia Kỹ thuật Dân dụng và Nhân đạo tại Đại học Warwick, dự đoán một lượng đáng kể đất nông nghiệp sẽ bị hư hại, ảnh hưởng đến nguồn cung cấp thực phẩm.
Bà nói thêm, nước lũ sẽ khiến các hóa chất công nghiệp và chất bôi trơn ngấm vào đất, gây tổn hại đến các hệ sinh thái và đa dạng sinh học.
“Và ở những nơi sự đa dạng sinh học đã phát triển trong một thời gian dài, bạn sẽ mất rất nhiều năm để khắc phục thiệt hại, sau đó tái thiết. Khi bị nước cuốn trôi, một số loài sẽ biến mất vĩnh viễn."
Ukraine đã cáo buộc Nga cho nổ tung con đập, gây lũ lụt cho các thị trấn và thành phố ở hạ lưu sông Dnipro, bao gồm cả thành phố Kherson do Ukraine kiểm soát.
Mátxcơva đã “chĩa mũi dùi” vào Kiev, cáo buộc rằng Ukraine từng tấn công con đập này - sử dụng tên lửa HIMARS do Mỹ cung cấp - và xả nước từ một hồ chứa thượng nguồn trên sông Dnipro ngay trước khi đập Kakhovka bị sập.
Nga cáo buộc Ukraine phá hủy con đập để đánh lạc hướng khỏi những gì mà Mátxcơva cho là thất bại quân sự của Ukraine. Cho đến nay, cả hai bên đều chưa cung cấp bằng chứng cho những tuyên bố của mình.
Marina Miron, một nhà nghiên cứu tại King's College London, gọi đây là một "bước ngoặt" trong cuộc xung đột, nhưng cho biết cả hai bên có thể nhận được một số lợi thế từ việc phá hủy đập Kakhovka.
"Đối với người Nga, lý do có thể khiến họ làm việc đó là nhằm ngăn chặn cuộc phản công của Ukraine. Và để tạo ra một tình huống nhân đạo ở Kherson, nơi mọi người cần được sơ tán, tạo ra các đầm lầy để người Ukraine không thể sử dụng bộ binh cơ giới của họ chẳng hạn", bà nói.
Còn đối với Ukraine, vụ việc có thể là một cách để đánh lạc hướng người Nga trong khi Kiev tiến hành phản công, bà nói thêm.