Cô hiệu trưởng gắn bó với giáo dục miệt vườn sông nước miền Tây

Hà An | 11/06/2022, 06:57
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nhà giáo Phan Thị Hồng Cẩm, yêu nghề và bằng những sáng tạo trong điều hành hoạt động đã tạo sự đổi thay, nâng cao chất lượng dạy - học ở một trường học vùng nông thôn miền Tây Nam bộ.

Những giải pháp, sáng kiến

Cô Cẩm tâm sự: Trường thuộc vùng nông thôn, cùng với cơ chế tuyển sinh 2 nguyện vọng hàng năm dẫn đến hệ lụy trường tuyển được rất ít học sinh khá, giỏi và tuyển không đủ chỉ tiêu được giao, bình quân hàng năm từ 20 đến 30 học sinh không đăng ký nhập học. Số học sinh đỗ nguyện vọng 2 thường ở xa trường, việc đi lại học tập khá bất tiện. Những học sinh không có động cơ học tập đúng, không theo nổi chương trình, không được sự quan tâm đúng mực từ gia đình do kinh tế khó khăn phải đi làm ăn xa, hoàn cảnh gia đình có cha mẹ ly hôn phải sống với ông, bà là những nguyên nhân ảnh hưởng đến ý thức phấn đấu trong học tập của các em. Trong đầu cô luôn đặt câu hỏi: Làm thế nào để khắc phục hạn chế trên?

Những học sinh khối 12 của trường rất thích thú với những trải nghiệm trường đại học mà các thầy cô tổ chức

Từ trăn trở đó, cùng với tập thể giáo viên nhà trường đánh giá thực tế, tâm tự nguyện vọng của học sinh. Năm học 2019 – 2020, nhà giáo Phan Thị Hồng Cẩm đã có sáng kiến “Xây dựng và quản lí Câu lạc bộ khởi nghiệp ở trường THPT dựa theo mô hình dự án phát triển giáo dục”. Tác động của sàng kiến là giúp tăng cường hiệu quả hoạt động giáo dục khởi nghiệp trong nhà trường dựa trên nhiều nguồn kinh phí, góp phần tiết kiệm ngân sách. Nhà trường tạo được uy tín và niềm tin trong xã hội. Sáng kiến này cũng khi đưa vào hoạt động giáo dục cũng giúp nhà trường ổn định chất lượng dạy – học. Học sinh ra trường tiếp tục học tập, khởi nghiệp theo những định hướng phù hợp từ tư vấn của thầy cô.

Nối tiếp thành công đó, năm học 2020 – 2021, nhà giáo Phan Thị Hồng Cẩm lại có sáng kiến “Biện pháp giúp học sinh lớp chủ nhiệm liên hệ, vận dụng kiến thức bộ môn vào thực tiễn thông qua nguồn học liệu mở”. Hiệu quả của sáng kiến đã tạo đổi thay tích cực từ giáo viên, giúp giáo viên chủ nhiệm phát huy được tính chủ động trong công tác chủ nhiệm, được trao dồi và có kinh nghiệm hơn trong việc tham mưu phối hợp nhằm đổi mới phương pháp, cách tổ chức, tác động và giáo dục ý thức học tập cho học sinh (nói chung), vận dụng rèn luyện kiến thức vảo thực tiễn (nói riêng). Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm – giáo viên bộ môn tăng cường mối quan hệ gắn bó, kết nối nhiều hơn với học sinh các lớp góp phần nâng cao chất lượng toàn diện học sinh.

Nỗ lực của tập thể nhà trường đã được bù đắp, nhiều năm liền tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 100% được UBND tỉnh khen. Tập thể luôn đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến. Chất lượng giáo dục của học sinh năm học 2021-2022 là một trong những yêu tố tiên quyết để khẳng định nỗ lực của tập thể nhà trường mong muốn tạo sự đổi thay chất lượng. Thực tế đã minh chứng, nhà trường tiếp tục giữ vững theo hướng chất lượng năm sau cao hơn năm trước, cụ thể: Học sinh giỏi tỉnh có 5 giải (1 giải 3 và 4 giải khuyến khích). Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng cấp tỉnh có 1 giả khuyến khích. Nghiên cứu khoa học có 2 dự án đạt giải cuộc thi cụm huyện (1 giải nhì và 1 giải khuyến khích). - Cô hiệu trưởng Phan Thị Hồng Cẩm
Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/hoc-duong/co-hieu-truong-gan-bo-voi-giao-duc-miet-vuon-song-nuoc-mien-tay-VIcafNC7R.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/hoc-duong/co-hieu-truong-gan-bo-voi-giao-duc-miet-vuon-song-nuoc-mien-tay-VIcafNC7R.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cô hiệu trưởng gắn bó với giáo dục miệt vườn sông nước miền Tây