Giảm mỏi mắt
Với những người thường xuyên làm việc với máy tính, việc đối mặt bức xạ trong thời gian dài sẽ khiến mắt bị khô, mỏi và gặp các vấn đề khác.
Carotene, vitamin A và các dưỡng chất khác trong khoai lang sẽ tác động lên võng mạc, giúp nuôi dưỡng thần kinh thị giác, giảm tình trạng khô mắt, mỏi mắt, bảo vệ tầm nhìn mắt. Nếu ăn khoai lang trong thời gian dài, sức khỏe mắt sẽ được cải thiện.
Bảo vệ dạ dày
Thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh thường gây đau và ảnh hưởng đến dạ dày. Một khi dạ dày có vấn đề, khả năng tiêu hóa và hấp thụ sẽ bị giảm, quá trình giải độc của cơ thể cũng bị ảnh hưởng, từ đó tác động xấu tới sức khỏe tổng thể.
Do khoai lang rất giàu cellulose, nếu ăn thường xuyên có thể tăng tốc độ chuyển hóa đường tiêu hóa hiệu quả, thúc đẩy thải các chất có hại trong phổi và dạ dày, giảm bớt gánh nặng cho dạ dày, giảm khó chịu đường tiêu hóa.
Những người không nên ăn khoai lang
Báo VietNamNet dẫn lời Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, cho biết, khoai lang là món ăn được coi là tốt cho cơ thể, nhưng cần hạn chế ăn khi cơ thể trong các trường hợp sau:
Người mắc bệnh thận
Những người mắc bệnh thận tuyệt đối nên tránh ăn khoai lang vì trong khoai chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin… Khi thận yếu, khả năng loại bỏ kali không tốt sẽ gây nhiều tác hại cho tim.
Người đang đói
Khoai lang chứa nhiều đường, ăn nhiều lúc đói sẽ làm tăng tiết dịch vị, nóng ruột, ợ chua, chướng bụng. Vì vậy, bạn không nên ăn khoai lang khi bụng đói. Bạn nên luộc chín kỹ khoai để hủy chất men.
Người mắc bệnh dạ dày
Ăn khoai lang khi đói sẽ kích thích tiết axit dạ dày, dễ dẫn đến đau bụng, viêm loét dạ dày. Đặc biệt những người đau dạ dày mạn tính, ăn khoai lang khi đói càng làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Trên đây là những lợi ích của việc ăn khoai lang vào bữa sáng và những điều cần lưu ý khi ăn khoai lang. Hãy ăn khoai lang đúng cách để cơ thể nhận được những tác dụng tốt nhất nhé.