Điều chỉnh những hành vi thiếu lành mạnh này có thể giúp con người trường thọ.
Từ Văn Bật là chuyên gia dưỡng sinh sống ở thời nhà Thanh. Ông đúc kết ra thập kỵ trong luật dưỡng sinh và lưu lại trong cuốn “Thọ thế truyền chân”. Dưới đây là 10 thói quen gây hại cho sức khỏe mà người Việt thường làm, hãy theo dõi để xem bạn có mắc phải không.
Theo Từ Văn Bật, buổi sáng là thời điểm dương khí trong cơ thể xuất hiện. Lúc này, phần dương khí chỉ như cây non, tuy phát triển nhanh nhưng lại yếu đuối. Trong cơ thể người, dương khí hội tụ ở nơi phần đầu.
Vì vậy, buổi sáng không nên để đầu trần mà cần chú ý giữ ấm khu vực này để khí lạnh không thể xâm nhập vào và gây ra các vấn đề về sức khỏe.
Cổ nhân răn dạy bạn hãy ở trong một căn phòng có nhiều ánh sáng. (Ảnh: Pinterest)
Một căn phòng thiếu đi ánh sáng mặt trời, nhiệt độ thấp thường tạo ra môi trường có nhiều khí âm. Ở trong nơi này lâu dài, phần dương khí trong cơ thể của bạn sẽ bị ảnh hưởng, khiến âm tà xâm nhập. Do đó, nếu phòng của bạn không có nhiều ánh sáng tự nhiên thì hãy lắp điều hòa hoặc hệ thống sưởi để duy trì nhiệt độ ấm áp nhé.
Trong cuốn sách “Thọ thế truyền nhân” có một phần nói về loại bệnh khá phổ biến gọi là bệnh “thấp tà”. Căn bệnh này thường xuất phát từ việc sống hay làm việc trong môi trường có độ ẩm cao và nó là sự kết hợp của những yếu tố bên trong, ngoài cơ thể.
Để cơ thể không bị ốm yếu, hãy hạn chế ở hoặc ngồi lâu ở những nơi có độ ẩm cao nhé.
Không phải lúc nào quần áo phơi dưới nắng lâu cũng tốt bởi nó sẽ gây ra tình trạng nhiệt độc. Trong trường hợp, bạn vô tình để quên quần áo phơi quá lâu, đừng mặc lên người ngay lập tức, hãy để chúng trong phòng một thời gian để quần áo nguội đi và không gây hại cho sức khỏe.
Quần áo phơi dưới nắng quá lây có thể gây ra tình trạng nhiệt độc. (Ảnh: Pinterest)
Vào mùa hè, thời tiết nóng nực, chúng ta thường dùng quạt gió để giảm nhiệt độ cơ thể khi ra mồ hôi. Tuy nhiên, nếu bạn làm hành động này khi trời lạnh, nhiệt độ trong không khí đang giảm có thể khiến hàn khí xâm nhập và gây tổn hại cho cơ thể.
Vào mùa lạnh, sau khi vận động, đồ lót và trang phục thường bị mồ hôi thấm ướt. Lúc này, lỗ chân lông trên cơ thể đang mở rộng, khả năng bị cảm lạnh rất cao. Do đó, khi cảm thấy cơ thể đang toát nhiều mồ hôi, đồ lót hoặc quần áo bị ướt hãy nhanh chóng lau khô mồ hôi và thay trang phục khô.
Nhiều người thường có thói quen bật đèn khi đi ngủ. Thế nhưng, ánh sáng ở thời điểm này có thể ảnh hưởng lớn tới giấc ngủ của bạn. Nó khiến cho dương khí trong cơ thể không thể lặn xuống và gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ.
Bật đèn khi ngủ có thể gây hại cho sức khỏe. (Ảnh: Pinterest)
Ngày nay, nhiều người thường bật điều hòa quá lạnh vào mùa hè và đặt lò sưởi ở nhiệt độ quá cao vào mùa đông. Thói quen này không hề tốt.
Thứ nhất, các thiết bị như điều hòa, đặc biệt là lò sưởi khi tỏa nhiệt thường đốt cháy ô xy, làm mất độ ẩm trong không khí. Nếu sử dụng thiết bị sưởi với công suất lớn trong phòng nhỏ, chỉ sau một thời gian ngắn hiện tượng khô da, nứt nẻ da sẽ xảy ra.
Khi sử dụng lâu trong điều kiện phòng chật, đóng kín cửa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp, làm viêm niêm mạc mũi, khô mũi và dễ dẫn tới chảy máu cam. Ngoài ra tia hồng ngoại từ các thiết bị sưởi có thể xiên vào cơ thể gây hại cho mắt, gáy, vùng đầu mặt cổ.
Thứ hai, bật máy điều hòa ở nhiệt độ quá thấp khiến bạn dễ bị cảm do chênh lệch nhiệt độ quá cao giữa bên trong và ngoài nhà. Đặc biệt, người già và trẻ nhỏ với sức đề kháng yếu rất dễ đau đầu, viêm họng, ngạt mũi…Do vậy thông thường, nhiệt độ điều hòa khoảng 25 độ C là tốt nhất.
Cổ nhân dạy rằng nếu xem quá nhiều chương trình giải trí có thể khiến cơ thể bị mất cân bằng. (Ảnh: Pinterest)
Khi bạn quá tập trung vào các chương trình giải trí có thể khiến sức khỏe bị giảm đi. Thoạt nghe tưởng chừng vô lý nhưng Từ Văn Bật đã nói rằng, tinh thần chính là “vua” của cơ thể. Nếu “nhà vua” lúc nào cũng muốn nghỉ ngơi thì những bộ phận khác trên cơ thể sẽ không nhận được sự chăm sóc cần thiết, khiến cơ thể bị mất cân bằng.