Có phải gửi video 'chào buổi sáng', 'chúc ngủ ngon' dễ kèm mã độc?

PV | 08/05/2023, 15:42
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Mạng xã hội mới đây lan truyền lời kêu gọi mọi người hãy ngừng chia sẻ hình ảnh và video 'chào buổi sáng', 'chúc ngủ ngon' theo mẫu trên mạng vì lo ngại mã độc

Có phải gửi video “chào buổi sáng”, “chúc ngủ ngon” dễ kèm mã độc? - Ảnh 2.

Chuyên gia công nghệ khẳng định thông tin trên chỉ là tin đồn thất thiệt

Trước sự lan truyền chóng mặt của dòng cảnh báo trên, chuyên gia công nghệ Trần Thanh Tuấn (Giải nhất giải thưởng I-Star 2021) khẳng định: "Đây là tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội!"

Theo phân tích của chuyên gia Tuấn, đây là thông tin được viết cẩu thả, thiếu tính xác thực. Cụ thể: Luật sư Olga Nikolaevnas – là một cái tên không gắn liền với một nhân vật nào có mặt trên internet. Chỉ có Nữ đại công tước Olga Nikolaevna của Nga, tên đầy đủ là Olga Nikolaevna Romanova, là con gái lớn của Hoàng đế Nikolai II và Hoàng hậu Alexandra Feodorovna của Nga và bà đã mất năm 1918. Tiếp theo, không có kênh tin tức Quốc tế Thượng Hải Trung Quốc như status đề cập.

Về chuyên môn, theo cảnh báo thì các file hình ảnh (jpg, png, gif...) hay video (mp4, avi,...) sẵn trên mạng bị đối tượng xấu chèn (inject) mã độc sẽ ngầm ăn cắp thông tin của người dùng và chạy trên điện thoại.

"Việc nhúng mã độc và ảnh, video là chuyện có thể làm được nhưng định tệp (File type) lúc đó sẽ có đuôi .exe. Điều này dẫn đến, file này không thể mở trên thiết bị di động. File này ở trên máy tính thì sẽ khó qua mặt được các phần mềm diệt virus và bị các phần mềm ấy chặn lại" – chuyên gia công nghệ này phân tích.

Chuyên gia công nghệ Trần Thanh Tuấn nói thêm, những kiểu thông tin lan truyền như thế này đang nở rộ trên mạng xã hội. Người chia sẻ thông tin dạng này thường là người lớn tuổi, những người dễ bị tác động vào cảm xúc, thấy cái hay thì chia sẻ nhưng lại không đủ kỹ năng để xác định thông tin đó là đúng sai.

"Bây giờ kiểu ăn cắp thông tin mà đối tượng lừa đảo hay dùng, tức là hình thức đơn giản, dễ sử dụng, dễ lan truyền và khó bị các phần mềm chặn: là giả tin nhắn SMS, spam tin tức lẫn 1 website dụ người dùng điền thông tin (tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội,...) vào đó… Người dùng nên cảnh giác hơn là những cảnh báo vô căn cứ trên mạng xã hội" - chuyên gia Tuấn bày tỏ.

Theo nld.com.vn
https://nld.com.vn/cong-nghe/co-phai-gui-video-chao-buoi-sang-chuc-ngu-ngon-de-kem-ma-doc-20230508144353953.htm
Copy Link
https://nld.com.vn/cong-nghe/co-phai-gui-video-chao-buoi-sang-chuc-ngu-ngon-de-kem-ma-doc-20230508144353953.htm
Bài liên quan
Chuyên gia cảnh báo ‘tấn công’ chèn mã độc gián điệp APT vào 3CX
Theo ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc An ninh mạng của Bkav, một chiến dịch tấn công chuỗi cung ứng nghiêm trọng nhằm vào bản cập nhật của 3CXDesktopApp, một phần mềm của Công ty 3CX (Mỹ) trên cả Windows và MacOS vừa được phát hiện. Tại Việt Nam, có khoảng hơn 300 doanh nghiệp, tổ chức cài đặt 3CXDesktopApp.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Có phải gửi video 'chào buổi sáng', 'chúc ngủ ngon' dễ kèm mã độc?