Thứ nhất, nó cản trở sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em, bởi tiếp xúc với các thiết bị điện tử là hoạt động một chiều, trong khi việc học ngôn ngữ cần được hoàn thành thông qua giao tiếp đa chiều.
Thứ hai, nghiện các sản phẩm điện tử khiến trẻ quen với việc tiếp nhận thông tin mà không cần suy nghĩ, từ đó sẽ khiến trẻ lười suy nghĩ, lười tìm hiểu sâu.
Thứ ba, dùng các thiết bị điện tử chỉ mang lại trải nghiệm thụ động, cản trở sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ và ảnh hưởng đến việc rèn luyện sự tập trung ở trẻ.
Vì vậy, một mặt, với tư cách là cha mẹ, bạn nên đưa con ra ngoài chơi nhiều hơn, hoặc cùng con chơi các trò chơi bổ ích và đọc sách để giải phóng sự chú ý của con khỏi các thiết bị điện tử.
Mặt khác, khi trẻ đến một độ tuổi nhất định và cần được tiếp xúc với các thiết bị điện tử, cha mẹ phải đặt ra thời gian và quy tắc sử dụng để trẻ không ham mê quá mức.
Ảnh minh họa
Khi gặp một vấn đề không hiểu, phản ứng đầu tiên của một số trẻ là bỏ cuộc, sau đó tìm kiếm sự giúp đỡ từ giáo viên, bạn cùng lớp hoặc cha mẹ mà không suy nghĩ và tự mình giải quyết. Điều này cho thấy chúng dễ từ bỏ khi đối mặt với các vấn đề, không thể kiên trì và có tiềm năng hạn chế trong học tập.
Vì vậy, khi trẻ muốn tìm kiếm câu trả lời từ cha mẹ, trước tiên cha mẹ phải học cách phán đoán xem câu hỏi này có vượt quá khả năng của trẻ hay không, nếu nó nằm trong tầm kiến thức của trẻ thì cha mẹ có thể giả vờ không biết để trẻ tự suy nghĩ và tự giải quyết.
Trong trường hợp vấn đề vượt quá khả năng của trẻ, cha mẹ có thể đưa ra những định hướng phù hợp, nhưng không nên làm hết mọi thứ.
Tóm lại, nên khuyến khích trẻ suy nghĩ độc lập và không phụ thuộc vào người khác.
Nguồn: Toutiao