Tức giận trước thái độ không chuyên nghiệp của giáo viên, ngày hôm sau, bố mẹ của Tiểu Minh đã trực tiếp đến gặp hiệu trưởng và phàn nàn với giáo viên trong lớp của con trai.
Sau khi tìm hiểu kỹ sự việc, hiệu trưởng cũng cho rằng hành vi của cô giáo rất không phù hợp, nên đã có lời chỉ trích và đưa ra quy định khắt khe, sau này giáo viên không được phép sử dụng điện thoại di động trong giờ làm việc.
Nhưng điều không ai ngờ đến là các giáo viên cũng bày tỏ sự bất bình, họ cho rằng Tiểu Minh đã không chịu đi tiểu cùng lúc khi bọn trẻ được đưa đi vệ sinh vào khung giờ cố định, mà cứ thỉnh thoảng đi riêng nên mới xảy ra tình huống như vậy.
Với cách giải quyết vấn đề của bố mẹ Tiểu Minh, một số phụ huynh khác cho rằng họ đang "chuyện bé xé ra to", trong khi những người khác cho rằng bố mẹ Tiểu Minh đã làm đúng.
Ảnh minh hoạ.
Trên thực tế thì dù bố mẹ nào khi ở trong trường hợp này, đều cũng sẽ không giấu được nỗi lo lắng cho những đứa con bé nhỏ của mình.
Các bậc phụ huynh khi đã quyết định gửi con đến trường, nghĩa là họ đã đặt rất nhiều niềm tin và sự kỳ vọng vào việc con cái sẽ nhận được môi trường giáo dục chất lượng nhất để phát triển. Tuy nhiên thì những tình huống như trên không phải là chuyện hiếm gặp.
Vậy khi con đến độ tuổi đi mẫu giáo, bố mẹ cần lưu ý trang bị các kỹ năng nào ở trường lớp cho con?
- Kỹ năng ngôn ngữ: Bố mẹ đảm bảo phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ bằng cách thường xuyên đọc sách, kể chuyện và để trẻ tham gia vào các hoạt động giao tiếp hàng ngày. Hãy tạo môi trường yên tĩnh và tương tác với con, đồng thời khuyến khích con trả lời câu hỏi và thể hiện ý kiến của mình.
- Kỹ năng xã hội: Hướng dẫn trẻ cách chia sẻ, tương tác và làm việc nhóm. Tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động xã hội, câu lạc bộ hoặc các buổi gặp gỡ xã hội khác. Từ đó, bố mẹ giúp con hiểu về việc biết chia sẻ, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của mọi người xung quanh.
- Tự chăm sóc bản thân: Bố mẹ cần dạy trẻ cách mặc quần áo, mang giày, rửa tay, đi vệ sinh và các kỹ năng tự phục vụ nhu cầu cá nhân khác. Điều này giúp con trở thành người tự lập và tự tin hơn, khi tham gia vào các hoạt động hàng ngày trong lớp học.
- Kỹ năng tập trung và lắng nghe: Phát triển kỹ năng tập trung và lắng nghe là rất quan trọng trong quá trình học tập của trẻ, giúp trẻ đạt được kết quả học tập tốt nhất. Vì vậy, bố mẹ nên dành thời gian để ngồi cùng con và thực hiện các hoạt động tập trung như xem tranh, nghe kể chuyện hoặc giải các câu đố đơn giản.
- Kỹ năng tư duy và sáng tạo: Bố mẹ hãy khuyến khích con trong tưởng tượng, tạo ra các tình huống để trẻ trau dồi khả năng giải quyết vấn đề. Cung cấp nhiều cơ hội để con tham gia vào các hoạt động nghệ thuật như vẽ tranh, tô màu, làm đồ thủ công hoặc hát,... Điều này có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng sáng tạo và tư duy logic.
- Kỹ năng vận động: Bố mẹ hỗ trợ trẻ phát triển kỹ năng vận động toàn diện, bằng cách cho con tham gia vào các hoạt động như chạy, nhảy, và vận động theo nhóm, chơi các môn thể thao rèn luyện cơ thể như múa, bơi lội hoặc bóng đá để nâng cao sức khoẻ, thể lực, tinh thần học tập tỉnh táo và tích cực.
Ngoài ra, bố mẹ hãy luôn tạo môi trường yêu thương, động viên và lắng nghe con. Sự hỗ trợ và quan tâm của bố mẹ là yếu tố quan trọng trong việc giúp con trẻ phát triển, và thích ứng tốt khi bước vào môi trường mẫu giáo.