Công dụng, bài thuốc từ rau ngổ tốt cho sức khỏe

07/05/2023, 22:15
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Dưới đây là công dụng, những bài thuốc từ cây rau ngổ cũng như những lưu ý khi sử dụng cây rau ngổ.

Cây rau ngổ được coi là quà tặng của thiên nhiên dành cho con người. Dưới đây là công dụng, những bài thuốc tốt cho sức khỏe và lưu ý khi dùng rau ngổ mà ít người biết.

Công dụng của cây rau ngổ

Cây rau ngổ, còn gọi là rau ngổ thơm, ngổ trâu, cúc nước…

Tên khoa học: Enydra fluctuans lour, thuộc Họ cúc (Asteraceae)

Rau ngổ là một loại cây rau thân thảo. Thân cây mềm xốp, bên trong có nhiều nước và xốp. Thân nhẵn hình trụ mọc thẳng và phân thành những nhánh nhỏ, có những cây cao nhất có thể dài tới hàng mét.

Rau ngổ vị đắng nhưng mát và hương thơm nhẹ. Theo dân gian, đây là loại rau giúp mát máu, lợi tiểu và điều trị sỏi thận, mất ngủ.

Theo cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS Đỗ Tất Lợi, rau ngổ dùng để chữa những trường hợp ăn uống không tiêu, đầy tức bụng, thổ huyết, băng huyết. Ngày dùng từ 12-20 gam dưới dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài giã nát đắp lên những nơi viêm tấy.

Cây rau ngổ: Công dụng, những bài thuốc tốt cho sức khỏe và lưu ý khi dùng - 1

Cây rau ngổ được biết đến là loại rau gia vị tốt cho sức khỏe

Các bài thuốc từ cây rau ngổ

Điều trị bệnh herpes

Chuẩn bị: 1 nắm dược liệu tươi

Cách dùng: Rửa sạch, giã lấy nước cốt thoa lên khu vực da bị tổn thương do bệnh herpes gây ra. Nên kết hợp dùng cây ngổ trâu nấu nước tắm rửa hàng ngày để mau khỏi bệnh hơn.

Cầm máu cho vết thương ngoài da

Chuẩn bị: Thân và lá cây rau ngổ trâu

Cách dùng: Rửa sạch và ngâm dược liệu trong nước muối 20 phút để khử trùng. Giã nát, gói vào trong một miếng gạc sạch đắp lên vết thương sẽ giúp cầm máu nhanh chóng.

Điều trị bí tiểu, bí trung tiện, tiểu ra máu, băng huyết ở phụ nữ sau sinh do nóng

Chuẩn bị: 30g rau ngổ trâu

Cách dùng: Rửa sạch dược liệu với nước muối, giã nát. Thêm vào 1 ly nước đun sôi để nguội, khuấy đều, lọc nước. Pha thêm một chút đường vào cho hơi ngọt ngọt để uống.

Điều trị bệnh ho lâu ngày cho các trường hợp bị viêm phế quản mãn tính, đêm ngủ hay nằm mơ

Chuẩn bị: 50g rau ngổ trâu, 3 – 5 hạt muối hột to

Cách dùng: Rửa sạch và giã nhuyễn cây thuốc với muối hột. Vắt nước cốt uống ngay khi vừa mới ngủ dậy, chưa đánh răng. Dùng liền 10 – 15 ngày để thấy được hiệu quả rõ ràng.

Chữa đầy bụng, ăn uống không tiêu

Chuẩn bị: 16g rau ngổ trâu, 15g hoàng hoa thái ( nam mộc hương)

Cách dùng: Bỏ thuốc vào ấm sắc chuyên dụng, thêm 750ml nước vào sắc cạn còn 250ml. Gạn thuốc chia làm 2 lần uống cho đến khi chức năng tiêu hóa trở lại bình thường, bụng không còn khó chịu nữa.

Điều trị bệnh sỏi thận

Bài 1: Giã nát 20 – 30g dược liệu tươi. Lọc lấy nước cốt rồi pha vào một chút nước đun sôi để nguội uống mỗi ngày 1 ly. Sau một thời gian sỏi thận sẽ bị đánh tan và bị tống khứ ra ngoài theo đường nước tiểu.

Bài 2: Xay nhuyễn rau ngổ tươi với vài hạt muối ăn và 300ml nước. Chia uống ngày 2 lần liên tục trong 7 ngày liền.

Bài 3: Nấu 20g dược liệu tươi. Để nguội, gạn nước uống nhiều lần thay cho trà

Bài 4: Dùng cây rau ngổ trâu, râu ngô và bông xa tiền lượng bằng nhau. Nấu nước uống hàng ngày.

Những điều cần lưu ý khi dùng cây rau ngổ

Các chuyên gia đông y khuyên phụ nữ có thai không nên ăn nhiều rau ngổ vì tác dụng giãn cơ phủ tạng có thể gây sẩy thai. Thân rau ngổ có nhiều lông và hay mọc ở nơi ẩm ướt đầm lầy dễ bị nhiễm khuẩn nên cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc nếu rửa không kỹ.

Vì thế, khi dùng dưới dạng tươi, do thân cây có nhiều lông tơ nên khó rửa sạch hết các vi khuẩn gây bệnh nên khi chế biến các món ăn, nhất là các món ăn sống. Chúng ta phải rửa rau cho thật sạch, nếu có thể ngâm thêm với thuốc tím, nước muối nhằm tránh ngộ độc thức ăn từ rau ngổ; nhúng rau ngổ vào nước sôi có nhiệt độ 40 – 45 độ C để diệt trứng sán (vì những cây sống ở đầm lầy, ao hồ, thường hay có côn trùng hoặc trứng sán bám vào thân, lá cây).

Rau ngổ tuy là một loại rau gia vị nhưng cũng là một vị thuốc. Các chuyên gia khuyên rằng nếu bạn muốn sử dụng rau ngổ hỗ trợ điều trị bệnh gì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Hà An(Tổng hợp)

Bài liên quan
PGS.TS Lê Minh Hà trăn trở hiện đại hóa bài thuốc y học cổ truyền
Những bài thuốc y học cổ truyền đem lại nhiều tác dụng trong điều trị bệnh, song lại đứng trước nguy cơ mai một.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công dụng, bài thuốc từ rau ngổ tốt cho sức khỏe