PGS.TS Lê Minh Hà trăn trở hiện đại hóa bài thuốc y học cổ truyền

Nhật Phong | 25/02/2023, 07:07
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Những bài thuốc y học cổ truyền đem lại nhiều tác dụng trong điều trị bệnh, song lại đứng trước nguy cơ mai một.

Sau 4 - 5 giờ sử dụng KG1 đã xuất hiện tại đầy đủ các khớp, xương trên toàn cơ thể thúc đẩy các phản ứng sinh hóa trong quá trình giảm đau, chống viêm sưng phù nề mà hầu như không để lại bất kì một tác dụng phụ nào như các thuốc tây giảm đau mà ta thường thấy.

Nghiên cứu cho thấy KG1 có tác dụng rõ rệt trong kháng viêm, tiêu sưng (giảm 78%), đỏ nóng (giảm 54,8%) tại các mô khớp cũng như dịch khớp.

Đến giai đoạn thử nghiệm trên người, PGS.TS Lê Minh Hà đã trực tiếp tham gia. “Mình là người hiểu nhất sản phẩm nên mình thử nghiệm để chứng minh tác dụng của sản phẩm. Khi đó tôi bị bệnh đau khớp, rất tình cờ trùng với những tác dụng của sản phẩm. Kết quả nghiên cứu thành công ngoài sức mong đợi của nhóm nghiên cứu”, TS Hà kể.

Chứng minh được tác dụng tốt, nguyên liệu cũng sẵn nhưng làm thế nào để tách chiết KG-1 quy mô lớn là bài toán khó khi đó. KG-1 là chất có nhiệt độ nóng chảy rất thấp. Cái khó nhất trong quy trình chiết xuất KG-1 là kiểm soát được nhiệt độ ở tất cả các công đoạn quy trình công nghệ: Từ quá trình chiết xuất, cô đặc cho đến quá trình tinh chế sản phẩm.

Để chiết xuất được hoạt chất KG-1 ở quy mô phòng thí nghiệm thì không quá khó khăn, nhưng khi áp dụng ở quy mô sản xuất công nghiệp thì gặp rất nhiều vấn đề. Chị cùng các cộng sự đã mất nhiều năm liền nghiên cứu để tìm ra được điều kiện tối ưu có thể đáp ứng được ở quy mô sản xuất công nghiệp.

Công trình nghiên cứu khoa học của PGS.TS Lê Minh Hà đã ngay lập tức được chuyển giao công nghệ cho các công ty dược phẩm và các sản phẩm được biết đến là an toàn, tự nhiên, hiệu quả cao, giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các sản phẩm nước ngoài.

Tiếp nối thành công từ việc chiết tách KG1 từ cây địa liền, PGS.TS Lê Minh Hà lại tiếp tục nghiên cứu, chiết tách thành công hoạt chất rotundin từ củ bình vôi tươi để tạo ra các loại dược phẩm hỗ trợ điều trị bệnh.

Và gần đây nhất, PGS.TS. Lê Minh Hà và cộng sự đã nghiên cứu thành công quy trình chiết xuất chế phẩm TECAN chiết xuất từ thân rễ rẻ quạt và sâm đại hành, sáng chế ra hợp chất (3S)-dihydroeleutherinol-8-O-β-D-glucopyranoside làm cơ sở để phát triển sản phẩm thuốc ho thảo dược.

Bắt đầu từ năm 2016, PGS.TS Lê Minh Hà đã không ngừng tìm tòi các loại dược liệu hàng đầu để phối hợp thành công thức dùng cho bệnh viêm đường hô hấp.

Xuất phát từ đề tài nghiên cứu cơ bản tìm kiếm các chất có hoạt tính kháng viêm từ các cây thuốc họ La dơn nhóm nghiên cứu của chị phát hiện ra cây Sâm đại hành có hoạt tính kháng viêm khá tốt.

Nhóm đặt mục tiêu phải làm sáng tỏ thành phần hóa học, hoạt tính sinh học, đặc biệt là hoạt tính kháng viêm và tác dụng trị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp đã được sử dụng trong dân gian của cây Sâm đại hành, nhằm nâng cao giá trị sử dụng và khai thác có hiệu quả nguồn hoạt chất quý giá từ cây thuốc dân gian này.

Từ đó góp phần đưa ra giải pháp an toàn và hiệu quả cho các bệnh viêm đường hô hấp bằng các thảo dược thiên nhiên quý giá của Việt Nam.

Thách thức trong tìm ra hướng đi mới

Nói về những khó khăn của phụ nữ làm khoa học, PGS.TS Lê Minh Hà chia sẻ, công nghệ càng phát triển, nhóm nghiên cứu càng phát triển thì thách thức đặt ra cho nhà khoa học càng nhiều.

Hiện trong nước và thế giới có rất nhiều đề tài nghiên cứu, một nội dung có khi được hàng trăm người đặt vấn đề nghiên cứu. Làm thế nào để nghiên cứu của mình, ý tưởng của mình trở nên khác biệt, tìm ra được cái mới.

“Nói thì như thế nhưng thực hiện không dễ dàng. Lĩnh vực nào cũng đòi hỏi cái mới, nghiên cứu nào cũng cần đưa ra cái mới. Nếu không đam mê, không đào sâu tìm hiểu, không thử nghiệm và thất bại nhiều lần, rất khó để có cái mới.

Điều đó đòi hỏi người làm khoa học phải kiên trì, nhẫn nại, chấp nhận thất bại… Nhiều khi ý tưởng mới, tốt, nhưng không thể hiện thực hóa và ngược lại, ý tưởng có tính khả thi lại không được đánh giá là mới. Người ta bảo làm khoa học như đi trên dây là thế”, TS Hà chia sẻ.

Một khó khăn với phụ nữ khi làm khoa học là sức khỏe. “Trong những chuyến đi khảo sát, chúng tôi thường phải đi liên tục 300 - 400 cây số bằng ô tô trong vài tuần, đến rất nhiều nơi khác nhau để có thể khảo sát dược liệu từng vùng. Nhiều khi phụ nữ không thể đủ sức để đi hết hành trình này.

Hay như khi đi chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp, có những mẻ sản xuất sẽ phải làm cả đêm mới hoàn thành một quy trình công nghệ cho một chiết xuất nào đó về dược liệu. Tất cả những công đoạn này đều yêu cầu nền tảng thể lực rất tốt mà không phải phụ nữ nào cũng có được”, TS Hà kể.

Chia sẻ về những dự định trong tương lai PGS.TS Lê Minh Hà cho biết sẽ vẫn tiếp tục theo đuổi những nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng, nhằm nâng cao giá trị sử dụng và khai thác có hiệu quả nguồn hoạt chất quý giá từ những cây thuốc dân gian Việt Nam.

Qua đó, tạo cơ sở để sản xuất thêm nhiều dược phẩm nội có chất lượng tốt hơn hoặc tương đương với sản phẩm nhập ngoại, có giá thành rẻ hơn, hỗ trợ phát triển kinh tế cho người dân tại các vùng trồng cây dược liệu.

“Làm khoa học luôn đòi hỏi vất vả và hy sinh. Đó là những điều mà chúng ta phải hết sức cân nhắc rồi mới đưa ra lựa chọn. Nhưng đổi lại, khi đã lựa chọn làm nghiên cứu, bạn sẽ được sống với chính mình và thỏa đam mê”, TS Hà nhắn nhủ.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/pgsts-le-minh-ha-tran-tro-hien-dai-hoa-bai-thuoc-y-hoc-co-truyen-post625957.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/pgsts-le-minh-ha-tran-tro-hien-dai-hoa-bai-thuoc-y-hoc-co-truyen-post625957.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
PGS.TS Lê Minh Hà trăn trở hiện đại hóa bài thuốc y học cổ truyền