Rau càng cua có tính giải nhiệt nên tác dụng giải khát cũng rất tốt.
Những đối tượng nào không nên ăn rau càng cua?
Rau càng cua lợi tiểu, chứa nhiều nước, do đó không nên ăn nhiều vào buổi tối.
Người bị dị ứng, hen suyễn và có tiền sử hen suyễn nên tránh không ăn.
Người có cơ thể hàn, chân tay lạnh cần thận trọng khi sử dụng loại rau này.
Những bài thuốc hay từ rau càng cua
Theo Báo Sức khỏe & Đời sống, một số bài thuốc từ rau càng cua có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh:
Chữa viêm họng, khản tiếng: Rửa sạch rau càng cua, sau đó nhai ngậm hoặc xay nước uống ngày 50-100g.
Chữa thiếu máu: Lấy 100g rau càng cua rửa sạch bóp với giấm, đem xào với thịt bò, ăn vài lần trong tuần.
Chữa tiểu gắt, tiểu khó: Ăn sống rau càng cua hoặc nấu nước uống ngày 150-200g.
Chữa đau lưng cơ co rút: Sắc rau càng cua uống mỗi ngày 50-100g.
Chữa nhiễm khuẩn đầu ngón tay (chín mé): Rau càng cua 100-150g sắc uống trong, bã đắp ngoài.
Chữa ngoài da khô sần, mụn nhọt lở ngứa, vết thương lâu lành: Ăn sống rau càng cua hoặc xay nước uống hoặ giã đắp ngoài da.
Chữa sốt rét, đau đầu: Nghiền lá rau càng cua ra dùng đắp.
Rau càng cua làm món gì?
Một số món ăn ngon từ rau càng cua.
Dưới đây là một số gợi ý làm món ăn từ rau càng cua:
Rau càng cua trộn thịt bò: Dùng rau càng cua làm món trộn với thịt bò sẽ hấp dẫn các thành viên trong gia đình. Đây là món ăn nhìn rất tươi ngon, hương vị chua ngọt của rau xanh với vị đạm đà của thịt bò rất thích hợp làm món khai vị ngon miệng.
Gỏi rau càng cua: Có thể làm gỏi rau càng cua với thịt gà; gỏi rau càng cua tôm; rau càng cua trộn trứng tùy theo sở thích. Món ăn lạ miệng này sẽ hấp dẫn các thành viên trong gia đình.
Canh rau càng cua với thịt băm: Trong bữa cơm hàng ngày có thể chế biến rau càng cua nấu canh với thịt băm giúp thanh nhiệt cơ thể.