Trong hơn 900 doanh nghiệp trên địa bàn Thanh Hoá nợ thuế, Công ty CP Tập đoàn FLC dẫn đầu với số tiền nợ gần 185 tỷ đồng.
TP Sầm Sơn có 40 doanh nghiệp nợ trên 217 tỷ đồng; TP Thanh Hóa có 66 doanh nghiệp nợ 31 tỷ đồng; thị xã Nghi Sơn có 101 doanh nghiệp nợ hơn 28 tỷ đồng; huyện Triệu Sơn có 25 doanh nghiệp nợ 24 tỷ đồng.
Đứng đầu bảng trong danh sách nợ thuế tại Thanh Hóa là Công ty CP Tập đoàn FLC có trụ sở tại quận Cầu Giấy, TP Hà Nội hiện đang nợ thuế xấp xỉ 185 tỷ đồng; thứ 2 là Công ty CP xi măng Công Thanh, có trụ sở tại xã Tân Trường, thị xã Nghi Sơn, đang nợ 53,6 tỷ đồng tiền thuế.
Một số doanh nghiệp nợ thuế lớn có thể kể tên, như: Công ty CP Xây dựng số 5 có trụ sở tại phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn, đang nợ 32,5 tỷ đồng tiền thuế; Công ty Sản xuất và thương mại Ba Lan nợ thuế số tiền 30,5 tỷ đồng; Công ty CP Xây dựng Hancorp 2 nợ thuế số tiền 27,7 tỷ đồng;
Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Thanh Hóa có trụ sở tại phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa; đang nợ thuế số tiền 18,2 tỷ đồng; Công ty CP Bắc Trung Nam nợ thuế số tiền 15,4 tỷ đồng;
Công ty CP Licogi 15 nợ thuế số tiền 15,2 tỷ đồng; Chi nhánh Công ty CP Sông Đà 4 có trụ sở tại xã Phú Xuân, huyện Quan Hóa đang nợ thuế số tiền 14,5 tỷ đồng; Công ty CP HUD 401 có trụ sở tại phường Phú Sơn, TP Thanh Hóa, đang nợ thuế số tiền 12,7 tỷ đồng...
Hiện Cục Thuế Thanh Hóa tiếp tục công tác đôn đốc và cưỡng chế để thu hồi tiền thuế, đặc biệt là các đơn vị có các khoản nợ lớn trên 90 ngày liên quan đến các khoản thu từ đất.
Khi quá hạn, ngoài việc ban hành quyết định cưỡng chế, cơ quan thuế sẽ đề nghị các cơ quan chức năng, Công an vào cuộc để tránh thất thu thuế cho Nhà nước.