Một trong những lợi ích lớn khác mà củ khoai mì đem lại là bảo vệ sức khỏe mắt. Ăn khoai mì cung cấp đầy đủ vitamin A và khoáng chất cần thiết để tăng cường thị lực, ngăn ngừa thị lực kém khi về già.
Chữa lành vết thương
Thân cây, lá và rễ khoai mì đều có lợi trong việc điều trị, ngăn ngừa vết thương bị nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình lành nhanh hơn.
Giảm sốt
Luộc khoai mì cùng với lá hoặc sắc thành nước uống để giảm sốt.
Cải thiện tiêu hóa
Chất xơ không hòa tan trong khoai mì giúp cải thiện hệ tiêu hóa bằng cách hấp thụ chất độc lắng đọng trong ruột cũng như giảm tình trạng viêm nếu có trong đường tiêu hóa.
Nghiên cứu được đăng trên chuyên san The International Journal of Food Sciences & Nutrition cho thấy, hàm lượng chất xơ từ củ khoai mì ngăn ngừa sự xuất hiện của các vấn đề về đường tiêu hóa.
Tăng cường năng lượng
Theo trang Boldsky, khoai mì giàu carbohydrate cải thiện chức năng não và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, khoai mì còn có lợi cho sức khỏe thần kinh, giảm huyết áp và các bệnh về loãng xương. Protein trong củ duy trì sức khỏe cơ bắp và nuôi dưỡng các mô.
Những người không nên ăn củ khoai mì
Theo bài viết trên website Bệnh viện đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân, để phòng tránh tối đa những nguy cơ rủi ro sức khỏe, những người này không nên ăn khoai mì:
Như vậy có thể thấy rằng, khoai mì là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng nhưng có thể dẫn đến những nguy cơ sức khỏe không đáng có nếu bổ sung không đúng cách.