Củ kiệu có tác dụng gì?

09/06/2023, 10:17
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Củ kiệu là một loại rau củ quen thuộc trong các bữa ăn của gia đình Việt, vậy củ kiệu có tác dụng gì?

Củ kiệu là củ của cây kiệu, là cây thảo nhỏ thuộc họ hành, thân hành màu trắng, hình trái xoan thuôn. Vậy củ kiệu có tác dụng gì?

Tổng quan về củ kiệu

Bài viết của bác sĩ Minh Hằng trên Báo Sức khỏe & Đời sống cho biết, củ kiệu là củ của cây kiệu, là cây thảo nhỏ thuộc họ hành, thân hành màu trắng, hình trái xoan thuôn. Lá mọc ở gốc, hình dải hẹp, nửa hình trụ, dài 15 - 60cm, rộng 1,5 - 4mm. Cụm hoa hình tán kép trên một cuống hoa dài 15 - 60cm, mang 6 - 30 tán hoa màu hồng hay màu tím. Củ có màu trắng, hình tròn hoặc tròn dài giống củ hành nhưng thường nhỏ hơn, củ có nhiều vảy mỏng bọc bên ngoài.

Ngoài tên gọi là củ kiệu còn có tên gọi khác tiểu toán (tỏi nhỏ), tiểu căn toán, dã toán, đại đầu thái tử, hỏa thông... Cây kiệu được trồng khắp nơi, nhân dân thường trồng để lấy củ muối dưa, dùng lá làm gia vị như một loại rau thơm. Ngoài được dùng để làm thức ăn củ kiệu còn dùng làm thuốc phòng chữa nhiều bệnh, nhất là những người dân ở nơi rừng núi, rét mướt, ẩm thấp.

Củ kiệu có tác dụng gì? - 1

Củ kiệu rất tốt cho sức khỏe.

Củ kiệu có tác dụng gì?

Theo Y học cổ truyền, củ kiệu có vị cay, đắng, tính ấm vào ba kinh phế, vị và đại tràng. Có tác dụng thông hoạt lợi, thông dương, tán kết, hành khí, giảm đau, làm ấm bụng dùng chữa viêm mũi mạn tính, nôn khan, sưng đau cơ khớp, chữa bỏng, chữa đau bụng, tức ngực khó thở.

Dưới đây là những tác dụng của củ kiệu bạn không nên bỏ qua:

Tăng cường lưu thông máu

Báo Lao động dẫn nguồn tờ Healthline cho biết, trong củ kiệu, đặc biệt là củ kiệu muối chua chứa axit lactic tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, giảm mỡ trong máu, hỗ trợ tăng cường lưu thông máu hiệu quả. Đồng thời chất quercetin có trong củ kiệu làm giảm các bệnh liên quan đến tim mạch, kiểm soát các vi khuẩn có hại cho đường ruột.

Giải cảm, tăng cường sức đề kháng

Củ kiệu vị cay, nóng và tính ấm cùng với các vitamin có lợi cho sức khỏe như: Vitamin A, D, E, K, B12 tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị cảm cúm hiệu quả. Đồng thời trong củ kiệu cũng chứa những khoáng chất như canxi, sắt, magie có khả năng tăng sức đề kháng, nâng cao sức khỏe cho cơ thể.

Ngăn ngừa nguy cơ ung thư, chống oxy hóa

Củ kiệu chứa chất chống oxy hóa flavonoid dồi dào, cùng với các chất laxogenin, quercetin trong củ kiệu giúp làm chậm sự phát triển của các tế bào gây hại, giúp ngăn chặn nguy cơ các bệnh ung thư phát triển hiệu quả.

Chất oxy hóa cùng với các vitamin A, D, E ngoài việc hỗ trợ tăng cường sức khỏe còn giúp làm đẹp da, bảo vệ làn da chống lại sự tấn công của các gốc tự do gây lão hóa.

Kích thích tiêu hóa

Củ kiệu là thực phẩm được chế biến thành nhiều món ăn ngon và dinh dưỡng. Trong đó, món dưa kiệu muối chua tác dụng kích thích tiêu hóa và bổ sung các vi khuẩn như lactobacilli, acidophilus và L.plantarum rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Đồng thời trong món dưa kiệu muối chua vẫn còn giữ được một lượng lớn vitamin A, E và khoáng chất sắt, canxi, magie và lượng chất xơ giúp cơ thể phòng chống bệnh táo bón hiệu quả.

Lưu ý: Người nhiều khí hư, người hay bị nóng trong không nên ăn nhiều củ kiệu bởi nếu lạm dụng gây hư tổn khí huyết, nóng gan.

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho câu hỏi "Củ kiệu có tác dụng gì?" rồi phải không.

Thanh Thanh(Tổng hợp)

Theo vtc.vn
Copy Link
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Củ kiệu có tác dụng gì?