Cung điện “chỗ chìm chỗ nổi” kỳ bí, rộng hàng nghìn m2 nhưng không có bất kỳ căn phòng nào, bỏ hoang 200 năm vì một lý do đặc biệt

Kim Linh, | 23/02/2024, 15:21
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Cung điện này hiện vẫn là một trong những địa điểm bí ẩn và thu hút du khách bậc nhất của Ấn Độ.

Cận cảnh chạm khắc tinh xảo của cung điện

Thời điểm Jal Mahal đáng để chiêm ngưỡng nhất chính là vào buổi tối khi lên đèn. Mặt hồ cùng bầu trời đen càng làm nổi bật sự lung linh của Cung điện Nước trong ánh đèn vàng. Hình ảnh phản chiếu của cung điện trên mặt nước cũng tạo ra cảm giác “siêu thực” đến khó tin.

Chưa hết, bên trong cung điện vẫn bảo quản được rất tốt với những bức tranh vẽ tay tinh xảo. Cùng với đó là cầu thang, mái vòm và tòa tháp hình bát giác ở mỗi góc công trình vẫn giữ nguyên được sự tao nhã, không kém phần xa hoa dù đã qua 300 năm.

Cung điện “chỗ chìm chỗ nổi” kỳ bí, rộng hàng nghìn m2 nhưng không có bất kỳ căn phòng nào, bỏ hoang 200 năm vì một lý do đặc biệt - Ảnh 7.

Cung điện “chỗ chìm chỗ nổi” kỳ bí, rộng hàng nghìn m2 nhưng không có bất kỳ căn phòng nào, bỏ hoang 200 năm vì một lý do đặc biệt - Ảnh 8.

Jal Mahal rực rỡ khi lên đèn

Nhưng ít ai biết, trước khi trở lại nổi tiếng như ngày nay, Jal Mahal đã bị bỏ quên trong hơn 200 năm do nước thải chưa qua xử lý làm ô nhiễm hồ nước nhân tạo Man Saga. Trước đó, hồ nước được cho khởi công xây dựng từ năm 1610 để giải quyết nạn đói và thiếu hụt nước. Trong suốt nhiều thập kỷ sau đó, đây trở thành nguồn nước cho các cư dân ở khu vực xung quanh và là “ngôi nhà chung” của những đàn chim di cư.

Sau khi bị ô nhiễm do nước thải trực tiếp, mãi cho đến năm 2004, một công ty tư nhân tại Ấn Độ mới vào cuộc làm sạch hồ nước nhân tạo này trở thành địa điểm du lịch mới. Quá trình phục hồi đã diễn ra suôn sẻ trong 6 năm, chất lượng nước hồ đã được cải thiện, kéo theo là lượng khách du lịch tăng vọt.

Cung điện “chỗ chìm chỗ nổi” kỳ bí, rộng hàng nghìn m2 nhưng không có bất kỳ căn phòng nào, bỏ hoang 200 năm vì một lý do đặc biệt - Ảnh 9.

Cung điện “chỗ chìm chỗ nổi” kỳ bí, rộng hàng nghìn m2 nhưng không có bất kỳ căn phòng nào, bỏ hoang 200 năm vì một lý do đặc biệt - Ảnh 10.

Du khách không được vào tham quan cung điện mà chỉ có thể ngắm từ bên ngoài bằng cách đi thuyền

Jal Mahal chính là một trong những công trình của Ấn Độ được bảo tồn với trạng thái tốt nhất cho đến hiện tại. Đây cũng là địa điểm được chụp ảnh nhiều và thu hút du khách hàng đầu của đất nước đông dân nhất thế giới. Dù hiện tại việc vào thăm quan cung điện Nước vẫn bị cấm, nhưng du khách vẫn có thể sử dụng thuyền dạo quanh hồ để ngắm cận cảnh công trình kỳ vĩ này.

Theo Daily Mail

Theo Nhịp sống thị trường
https://markettimes.vn/cung-dien-cho-chim-cho-noi-ky-bi-rong-hang-nghin-m2-nhung-khong-co-bat-ky-can-phong-nao-bo-hoang-200-nam-vi-mot-ly-do-dac-biet-51612.html
Copy Link
https://markettimes.vn/cung-dien-cho-chim-cho-noi-ky-bi-rong-hang-nghin-m2-nhung-khong-co-bat-ky-can-phong-nao-bo-hoang-200-nam-vi-mot-ly-do-dac-biet-51612.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cung điện “chỗ chìm chỗ nổi” kỳ bí, rộng hàng nghìn m2 nhưng không có bất kỳ căn phòng nào, bỏ hoang 200 năm vì một lý do đặc biệt