- Trong những giai đoạn thành phố khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thì giáo dục vẫn được đầu tư theo đúng lộ trình. Ngoài chính sách chung, Đà Nẵng có những hỗ trợ riêng cho giáo dục như hỗ trợ 100% học phí, hỗ trợ cho giáo viên mầm non bị ảnh hưởng từ gói hỗ trợ của thành phố... Nguồn lực của thành phố đầu tư cho giáo dục là rất lớn.
Đà Nẵng xác định ngành giáo dục địa phương phải đặt mục tiêu chất lượng, phát triển theo chiều sâu. Trong chiến lược phát triển toàn diện của thành phố, Đà Nẵng đã rất chú trọng đến quy hoạch giáo dục hài hòa, hợp lý, phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trong điều kiện Đà Nẵng vẫn còn nhiều trường học có quy mô nhỏ và quá tải, thành phố đã có những chính sách phù hợp để có quỹ đất ưu tiên cho phát triển giáo dục.
UBND TP Đà Nẵng vừa bàn giao khu đất nằm ở vị trí trung tâm của quận Thanh Khê với diện tích gần 16.000m2 để xây dựng trường học và các hạng mục khác. Với 2 khu đất này, sẽ xây dựng trường mới cho Trường Mầm non Hải Đường và Trường THCS Lê Thị Hồng Gấm thay thế cho các cơ sở hiện trạng đã xuống cấp. Do ảnh hưởng của quá trình chỉnh trang đô thị, hiện diện tích đất của Trường THCS Lê Thị Hồng Gấm bị thu hẹp, không đủ 6m2/học sinh theo quy định. Trường Mầm non Hải Đường đang có 2 cơ sở, diện tích nhỏ hẹp và cơ sở vật chất đều đã xuống cấp. Trước đó, UBND TP Đà Nẵng cũng đã di dời trụ sở của Hội Nông dân thành phố để lấy đất với diện tích khoảng 2.000m2 để xây dựng cơ sở mới cho Trường Tiểu học Trần Cao Vân.
Học sinh lớp Một, Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) trong ngày tựu trường. |
Thành phố ưu tiên đầu tư mọi nguồn lực từ xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, xứng tầm với vị thế của thành phố động lực miền Trung.
- Việc đẩy nhanh tiến độ dự án Làng đại học Đà Nẵng rất được dư luận quan tâm?
- Đà Nẵng rất quan tâm dự án này và ưu tiên tập trung nguồn lực để giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư cho người dân. Tổng diện tích giải phóng mặt bằng của dự án Làng đại học Đà Nẵng có 110ha thuộc địa phận Đà Nẵng. Phần diện tích đã được giải phóng mặt bằng bàn giao cho ĐH Đà Nẵng từ năm 2017 là 38,6 ha. Với diện tích còn lại gồm 71,4ha, đã giải phóng mặt bằng được khoảng 40ha.
Dự án đầu tư xây dựng Làng ĐH Đà Nẵng đã được lập vào năm 1997. Đà Nẵng xem các vấn đề liên quan đến dự án Làng đại học Đà Nẵng cũng là vấn đề chung của thành phố. Trong 2 năm, địa phương đã giải quyết một khối lượng lớn công việc liên quan đến dự án.
Ngoài hỗ trợ tối đa những phần việc có liên quan đến Dự án Làng Đại học, Đà Nẵng cũng đã tính đến hạ tầng để đáp ứng được những dịch vụ có liên quan cho hàng ngàn sinh viên khi quy mô của ĐH Đà Nẵng được mở rộng.
Chúng tôi xác định, đầu tư cho giáo dục phổ thông cũng như sự hợp tác với các cơ sở giáo dục đại học là một trong những bước quan trọng để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực trong trung hạn và dài hạn.
- Xin cảm ơn ông.
"Các quận, huyện đều có những biện pháp để ưu tiên quỹ đất cho xây dựng, đầu tư trường lớp theo hướng đồng bộ, khang trang và hiện đại. Đơn cử như quận Thanh Khê đã chủ trương sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non nhỏ lẻ, rà soát quỹ đất, chọn các khu đất còn trống, đất giải tỏa, hoán đổi đất cho các hộ dân để mở rộng, nâng cấp các trường mầm non, tiểu học và THCS. Hay quận Liên Chiểu, nơi có tỉ lệ học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày mới chỉ đạt 75%, thấp nhất của thành phố thì UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và môi trường rà soát, thu hồi các khu đất sắp hết thời hạn cho thuê trên địa bàn quận để đầu tư xây dựng bổ sung các trường học" - Ông Lê Trung Chinh - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng.