Đại biểu không đồng tình việc Nhà nước đứng ra thu hồi đất xây đô thị

Hiếu Công | 14/11/2022, 11:14
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Các đại biểu Quốc hội cho rằng khi sửa Luật Đât đai cần quy định rõ trường hợp Nhà nước thu hồi đất, tránh xảy ra khiếu kiện khi lợi ích không hài hòa giữa các bên.

Trong số 8 đại biểu Quốc hội phát biểu đầu giờ sáng thì có khoảng một nửa bàn về vấn đề thu hồi đất trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Đây là một trong những vấn đề nóng nhất nghị trường khi Quốc hội thảo luận về Luật Đất đai sửa đổi sáng 14/11. Lần sửa Luật này dự kiến kéo dài trong 3 kỳ họp, đây là kỳ đầu tiên Quốc hội bàn.

Các đại biểu cho rằng thu hồi đất là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong sửa luật lần này bởi thu hồi đất và chuyển quyền sở hữu sang một chủ thể khác luôn tiềm ẩn phát sinh những mâu thuẫn dẫn tới khiếu kiện.

"Thu hồi đất là vấn đề rất phức tạp, liên quan mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Báo cáo của các cơ quan hữu quan cho thấy khiếu nại tố cáo liên quan thu hồi đất chiếm gần 70% tổng số", Đại biểu Tô Văn Tám nói.

Tranh luận ai đứng ra thu hồi đất

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho rằng cần làm rõ điều kiện thu hồi đất như Hiến pháp quy định là vì mục đích an ninh - quốc phòng, lợi ích quốc gia, công cộng. Bà đặt câu hỏi thu hồi đất trong trường hợp "thật cần thiết" là như thế nào và phải quy định rất rõ trong Luật.

Không thể để người dân bị thu hồi đất rơi vào thế bị động, thiệt thòi khi giá đền bù không bằng giá thị trường.

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định)

undefined

Khi thu hồi đất, đại biểu đề nghị cần đảm bảo hài hòa lợi ích 3 bên là Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Không thể để người dân bị thu hồi đất rơi vào thế bị động, thiệt thòi khi giá đền bù không bằng giá thị trường.

Đồng tình với điều này, đại biểu Trần Nhật Minh (Nghệ An) trong dự thảo Luật mà Chính phủ trình chưa làm rõ được việc "thật cần thiết" là như thế nào. Ông đề nghị cần làm rõ tiêu chí, tách biệt hoàn toàn các dự án thu hồi đất để phát triển kinh tế, thuần mục đích thương mại.

luat dat dai sua doi anh 1
Đại biểu Trần Nhật Minh (Nghệ An). Ảnh: Quochoi.

undefined

Tranh luận về vấn đề này, đại biểu Đào Hồng Vận (Hưng Yên) cho rằng dự án nào người dân và doanh nghiệp tự thỏa thuận được thì rất tốt, nhưng thực tế ở Hưng Yên thì nhiều nhà đầu tư thiệt hại và không thể triển khai dự án khi một số ít người dân không chấp nhận đàm phán.

"Nhà đầu tư khi bỏ ra một số tiền rất lớn, gấp nhiều lần thỏa thuận đền bù trước đó với các hộ dân khác. Thậm chí có những trường hợp giá nào cũng không nhận. Nếu chấp nhận thì gây mâu thuẫn chính trong cộng đồng người dân", ông nói.

Đại biểu cho rằng vẫn nên cân nhắc vấn đề Nhà nước thu hồi đất, sau đó lựa chọn nhà đầu tư thông qua đấu thầu đấu giá. Làm được như vậy thì phải có mặt bằng sạch. Vấn đề là Nhà nước phải thu hồi cần hài hòa 3 bên là Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Chính quyền địa phương nên độc lập trong việc định giá đất

Vấn đề giá đất được định như thế nào cũng được các đại biểu bàn luận. Đại biểu Phan Thái Bình (Quảng Nam) cho rằng cơ chế tự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người dân cần xem xét thấu đáo vì vấn đề này còn nhiều ý kiến khác nhau.

"Cần nhận thức rõ vấn đề tự thỏa thuận trong chuyển quyền sử dụng đất giữa người dân và doanh nghiệp hay thỏa thuận về giá đất", ông đề nghị cơ quan soạn thảo lấy ý kiến rộng rãi, tổng kết từ thực tiễn, tránh tình trạng đơn thư khiếu nại kéo dài.

Đại biểu đoàn Quảng Nam cho rằng cùng một khu vực, nếu Nhà nước thu hồi đền bù theo giá Nhà nước. Nhưng cũng ở khu vực đó, điều kiện như nhau, doanh nghiệp thỏa thuận thì giá cao hơn. Do vậy phát sinh sự so bì và khiếu nại. Ông đề nghị xem xét việc định giá đất và có cơ chế kiểm soát thảo thuận.

luat dat dai sua doi anh 2
Đại biểu cho rằng việc định giá đất thì cơ quan thẩm định giá theo cơ chế thị trường thì nên độc lập hoàn toàn với cơ quan UBND cấp tỉnh. Ảnh: Phạm Duy.

"Đây là cách tiếp cận rất hay. Nếu đền bù giá theo khấu hao tài sản thì người dân không thể xây dựng nhà ở chỗ mới, điều này đảm bảo họ xây dựng được nơi ở mới", ông nói.

Trong khi đó, đại biểu Thạch Phước Bình cho rằng việc định giá đất thì cơ quan thẩm định giá theo cơ chế thị trường thì nên độc lập hoàn toàn với cơ quan UBND cấp tỉnh. Ngoài ra, cần có sự tư vấn của đơn vị chuyên môn trong định giá, có ràng buộc trách nhiệm, quy định rõ năng lực và tiêu chuẩn.

Ông cũng nhấn mạnh việc định giá đất thì cần phải làm công khai, minh bạch, lắng nghe ý kiến các bên liên quan. Bởi thực tiễn cho thấy khiếu kiện đất đai do thiếu hài hòa lợi ích, câu chuyện được mất khác nhau.

'Khiếu kiện đất đai do thiếu hài hòa lợi ích, kể được người mất. Có doanh nghiệp thâu tóm đất với giá rẻ, mua đi bán lại, không mang lại lợi ích cho nền kinh tế, người dân thì bàn giao đất với giá rất thấp", ông nêu thực tiễn.

Bài liên quan
Các nhà khoa học nêu loạt vấn đề cần làm rõ trong dự thảo Luật Đất đai
Định giá đất, phân loại đất đai, tích tụ, tập trung đất nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất… là những nội dung được các nhà khoa học, chuyên gia tập trung trao đổi tại Hội thảo “Góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức ngày 5/10.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại biểu không đồng tình việc Nhà nước đứng ra thu hồi đất xây đô thị