Đại biểu Quốc hội: Bên trong cán bộ sợ sai, bên ngoài dân chúng thở dài âu lo

Theo Luân Dũng | 01/06/2023, 10:31
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Tôi đồng ý với một số ý kiến, nhưng phát biểu của các đại biểu chưa đủ, hoặc nguyên nhân nhạy cảm nhất thì chưa nói ra. Bên trong là cán bộ sợ sai, bên ngoài dân chúng thở dài âu lo", đại biểu Vũ Trọng Kim tranh luận.

Đại biểu Quốc hội: Bên trong cán bộ sợ sai, bên ngoài dân chúng thở dài âu lo - Ảnh 2.

Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau)

Cần xử lý cán bộ không làm gì mà gây ra hậu quả

Tranh luận, đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau), cho rằng, đại biểu Vũ Trọng Kim chưa chỉ ra được bản chất, nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này.

“Hành vi không làm gì cả là hành vi vi phạm pháp luật”, theo ông Vân, hành vi ở đây bao gồm hành động và không hành động.

Theo ông, bộ phận này gồm 3 nhóm: nhóm không biết gì, không có lợi thì không làm và nhóm ba là biết như sợ không làm.

Cả ba nhóm đó đều không thực hiện nghĩa vụ mà pháp luật trao cho, ở đây là nhà nước và nhân dân trao cho.

Vi phạm như vậy phải xử lý, rất tiếc, các cấp, các ngành thấy cán bộ không làm gì, vi phạm mà không xử lý. Theo ông Vân, phải xem xét tính chất, mức độ và hậu quả gây ra.

Một người không làm gì cả mà gây hậu quả nghiêm trọng thì phải xử lý hình sự. Ông Vân ví dụ, bác sỹ không cứu người, gây hậu quả chết người là phải truy tố; một chủ tịch tỉnh không làm gì, dẫn đến hậu quả là kinh tế đình trệ, không phát triển, khiến doanh nghiệp, nhân dân gặp nhiều khó khăn, cần phải xử lý nghiêm khắc các trường hợp đó.

Vào chiều qua, phát biểu tranh luận về tình trạng sợ sai, đại biểu Trần Hữu Hậu (Tây Ninh) cho rằng, không ít việc lớn, nhỏ, nếu cán bộ, công chức, viên chức quyết định thực hiện để đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn, đem đến hiệu quả cho dân, cho nước thì “phải vi phạm không nhiều thì ít”.

Do đó, cán bộ, công chức đứng trước sự lựa chọn giữa không làm thì không sai với làm thì vi phạm quy định, vi phạm pháp luật. Những người thấy làm sai quy định dù “vì lợi ích chung” mà không biết sợ, theo ông Hậu là “điếc không sợ súng” hoặc thiếu ý thức tổ chức kỷ luật.

Ông Hậu cho rằng: Cần phải làm sao để cán bộ, công chức, viên chức chỉ cần tập trung công sức và trí tuệ để “năng động, sáng tạo” thực hiện công việc của mình hiệu quả nhất cho dân, cho nước trong khuôn khổ các quy định của Đảng và pháp luật của nhà nước. Cụ thể, khi phát hiện luật hoặc các quy định chưa phù hợp thì tập trung sửa ngay với quy trình sao cho chặt chẽ nhưng đơn giản, ngắn gọn.

Làm rõ thêm về vấn đề này, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho rằng, nơi nào người đứng đầu quyết tâm, quyết liệt, dám nghĩ, dám làm thể hiện rõ vai trò lãnh đạo dẫn dắt thì nơi đó thành công, kỷ cương kỷ luật công vụ tốt.

Bà Trà cũng quả quyết, phải thay đổi, xoá bỏ nhận thức của một số người với tư tưởng không làm thì không sai. Đây chính là dấu hiệu của một loại tự diễn biến, cản trở nghiêm trọng sự phát triển.

“Hơn lúc nào hết, cả hệ thống chính trị phải cùng vào cuộc đồng bộ, thực hiện các giải pháp với ý thức và trách nhiệm cao nhất, quyết tâm công phá tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm và không dám làm trong thực thi công vụ”, Bộ trưởng Nội vụ nêu.

Theo tienphong.vn
https://tienphong.vn/dai-bieu-quoc-hoi-ben-trong-can-bo-so-sai-ben-ngoai-dan-chung-tho-dai-au-lo-post1539137.tpo
Copy Link
https://tienphong.vn/dai-bieu-quoc-hoi-ben-trong-can-bo-so-sai-ben-ngoai-dan-chung-tho-dai-au-lo-post1539137.tpo
Bài liên quan
Đại biểu Quốc hội đồng thuận giao ngành Giáo dục chủ động tuyển dụng giáo viên
Đại biểu Quốc hội Chu Thị Hồng Thái – đoàn Lạng Sơn đồng thuận giao ngành Giáo dục chủ động tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại biểu Quốc hội: Bên trong cán bộ sợ sai, bên ngoài dân chúng thở dài âu lo