“Để có 1 dự án khoa học có tính ứng dựng vào thực tiễn cao như của các em học sinh Trường THCS & THPT Đông Du, đòi hỏi giáo viên và học sinh phải có tư duy khoa học chuyên sâu, có niềm đam mê và bộ óc sáng tạo đặc biệt. Ngoài việc ứng dựng các kiến thức, kỹ năng được học, các tác giả và giáo viên phải tìm tòi, nghiên cứu sâu từ các tài liệu trong và ngoài nước, trong đó có nhiều tài liệu hoàn toàn bằng tiếng Anh. Từ các lý thuyết được đúc kết, việc thực nghiệm, đánh giá, lập giả định… cũng hết sức quan trọng. Nếu không đảm bảo các quy trình, dự án không thể khẳng định được giá trị của nó khi đưa vào thực tiễn”, TS Hiệp chia sẻ.
Được biết, sau khi xuất sắc đoạt giải Nhất tại cuộc thi KHKT cấp quốc gia (cuộc thi có 12 giải Nhất-PV), năm học 2021-2022, Dự án “Thiết kế, chế tạo máy hút dịch chanh dây bán tự động” của Đắk Lắk tiếp tục lọt vào vòng chung kết lựa chọn 7 dự án đại diện Việt Nam dự thi Hội thi KHKT quốc tế ISEF 2022 diễn ra từ ngày 7-13/5/2022 tại Hoa Kỳ.
Đây là lần đầu tiên, tỉnh Đắk Lắk có 1 dự án đạt được thành tích đặc biệt này.
“Có được điều này là vinh dự, tự hào của các em học sinh, giáo viên, Nhà trường và của toàn ngành GD&ĐT. Thành tích này cũng là động lực để thầy cô giáo, các em học sinh và các cơ sở giáo dục tiếp tục nỗ lực vượt khó trong phong trào nghiên cứu khoa học, sáng tạo kỹ thuật, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và thực hiện thành công Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”, TS Hiệp nhấn mạnh.