'Đàn anh, đàn chị' trên mạng xã hội

29/05/2023, 11:14
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Mạng xã hội ngày càng phát triển, nhiều "cư dân mạng" chỉ với một, hai tài khoản mạng xã hội (thật lẫn ảo) liền tự cho mình quyền tấn công, lăng mạ người khác bằng nhiều hình thức, nhất là bắt nạt bằng ngôn từ mà không cần biết đúng sai.

Anh Nam nhận định khi dùng mạng xã hội, người dùng nên xác định trên "cõi" này có nhiều thành phần như một xã hội thật.

Anh nhận ra hầu hết những khủng hoảng trên mạng là do những tranh cãi không cần thiết xuất phát từ quan điểm khác nhau.

Do đó, anh Nam chỉ tranh luận với những người mình quen biết, có thái độ lịch sự và có giới hạn. Còn đối với những chuyện hùa theo, anh chỉ coi đây là trò giải trí, không bị lôi kéo nếu bạn bè có rủ vào bình luận phụ.

Theo ThS tâm lý Lê Minh Huân (Trung tâm ứng dụng tâm lý - giáo dục An Nhiên), thực tế rất ít người dùng mạng xã hội mà chưa từng một lần bị bắt nạt, từ chê bai ngoại hình đến chỉ trích lối sống, bị sửa lưng về ngôn từ hay phê phán về hình ảnh.

Ông Huân nhận định hành vi bắt nạt qua mạng ít có nguy cơ bị phát hiện hơn do tính chất thuận tiện và không phải chịu trách nhiệm hoặc chịu tác động trực tiếp nhanh chóng như lúc đối mặt ngoài đời thực.

Các dạng phổ biến của bắt nạt qua mạng bao gồm đe dọa xâm hại, làm nhục, làm mất mặt, xấu hổ hoặc tra tấn bằng tinh thần qua tin nhắn, mạng Internet, các trang mạng xã hội và các thiết bị điện tử.

Khởi nguyên của tình trạng này thường đến từ cả hai phía hoặc đơn lẻ như xích mích cá nhân, từ lối sống ích kỷ, vụ lợi, sẵn sàng chà đạp, tấn công, hạ bệ người khác để đạt lợi ích cho mình dẫu giá trị này là ảo, hoặc dạng "mượn gió bẻ măng".

Không giống chị Nghi và Mỹ Ngân, anh Nam vững tâm lý hơn nên không quan tâm đến những bình luận đả kích mình.

Anh nói: "Tôi không có thói quen tranh luận với người mình không quen biết. Cuộc sống tôi đã trải qua nhiều điều khó khăn nên những lời mắng mỏ, chửi bới đó tôi cảm thấy bình thường. Hơn nữa, tôi dùng mạng xã hội để giải trí, không để chứng tỏ bản thân, không cay cú ăn thua...".

Hiện nay, nhiều người đã rất thận trọng khi tham gia cộng đồng mạng xã hội - Ảnh: P.QUYÊN

Hiện nay, nhiều người đã rất thận trọng khi tham gia cộng đồng mạng xã hội - Ảnh: P.QUYÊN

4 cách giải quyết

Theo ThS tâm lý Lê Minh Huân, cách tốt hơn để thoát khỏi tình trạng bị bắt nạt trên mạng xã hội là đối diện và giải quyết nó.

- Thứ nhất, chúng ta xem xét mình "có gì" để bị người khác bắt nạt như vậy. Hãy phản hồi ôn tồn và sửa đổi nếu lỗi thuộc về mình. Nếu không phải do mình, hãy hồi đáp rõ ràng với kẻ bắt nạt. Nếu vượt quá phạm vi giải quyết, giảng hòa, nạn nhân có thể nghĩ đến việc trình báo cơ quan chức năng.

- Thứ hai là khi hành vi bắt nạt diễn ra nhiều lần dù nạn nhân đã nhắc nhở hoặc phân tích, cầu thị tỏ rõ quan điểm. Nạn nhân cần thông báo công khai trên trang cá nhân để tìm sự ủng hộ, đẩy lùi hành vi bắt nạt.

- Thứ ba là tình huống người bị bắt nạt nhưng thể hiện sự quá khích làm tình trạng diễn ra nặng nề hơn. Từ chỗ bị bắt nạt, họ trở thành "đồng phạm" bắt nạt người khác. Lúc này cần xem lại hành vi bản thân, kiểm soát cảm xúc, không để mọi việc đi quá xa. Trường hợp không thể tự giải quyết vấn đề, hãy nhờ chuyên gia, nhà chuyên môn hỗ trợ.

- Cuối cùng, để dùng mạng xã hội lành mạnh hơn, hành vi, quan điểm và phát ngôn của mỗi cá nhân phải rõ ràng, chuẩn mực, văn minh và nói không với công kích, bắt nạt, tung tin đồn nhảm hay đánh giá, bàn luận "như đúng rồi" về những thông tin chưa xác thực. Việc sống văn minh trên mạng ảo sẽ tạo ra cộng đồng văn minh chống lại nạn bắt nạt.

Theo tuoitre.vn
https://tuoitre.vn/dan-anh-dan-chi-tren-mang-xa-hoi-20230529102457262.htm
Copy Link
https://tuoitre.vn/dan-anh-dan-chi-tren-mang-xa-hoi-20230529102457262.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Đàn anh, đàn chị' trên mạng xã hội