Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì UBND cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc.
Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 70 của Luật này.
Như vậy, việc 64/76 hộ gia đình không đồng ý cho UBND huyện thu hồi diện đất trên nhưng nếu các hộ dân đã nhận được thông báo thu hồi đất và dự án đã được phê duyệt theo đúng trình tự, quy định của pháp luật thì việc UBND huyện thực hiện việc cưỡng chế kiểm đếm và thu hồi là đúng quy định của pháp luật.
Do đó, người dân cần phải biết rõ dự án được phê duyệt có đúng quy định hay không. Người dân đã nhận được các thông báo về thu hồi đất theo quy định của luật đất đai hay chưa là cơ sở để tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong trường hợp cơ quan Nhà nước đã thực hiện đúng quy trình thì sẽ ưu tiên đàm phán, thương lượng về mức bồi thường sẽ đảm bảo quyền và lợi ích của người dân.
Thứ hai: VIệc thu hồi đất nếu đã thực hiện đúng quy hoạch, dự án là do Chính phủ thông qua đúng quy trình (việc này cần có hồ sơ chi tiết mới có thể đưa ra tư vấn chính xác) thì người dân không thể giữ diện tích lại để canh tác.
Đối với việc kể cả người dân chưa nhận tiền bồi thường, việc cưỡng chế vẫn có thể diễn ra theo quy định của pháp luật.
Tiến sỹ, Luật sư Nguyễn Minh Long – Giám đốc Công ty Luật Dragon (Đoàn Luật sư TP Hà Nội).