Danh sách chính thức của thiên văn học hiện đại hiện nay gồm 88 chòm sao. Đây là các chòm sao được qui ước bởi Hiệp hội thiên văn quốc tế, và được sử dụng rộng rãi trong thiên văn học và vật lý thiên văn hiện đại. Khác với trước kia cũng như nhiều người còn hiểu nhầm, 88 chòm sao này không đơn giản chỉ là đường nối giữa các ngôi sao mà chúng tương ứng với 88 vùng trời có diện tích xác định trên thiên cầu, mỗi vùng trời chứa một chòm sao. Tên các chòm sao được thống nhất dung trên toàn thế giới là tên bằng tiếng Latin.

2- Một số tên trong mục Tên/ý nghĩa chính xác có dấu ngoặc đơn, chẳng hạn như chòm sao Orion được chú thích là "(thợ săn) Orion" có nghĩa là tên chòm sao vốn là tên riêng của nhân vật trong thần thoại (do đó không thể dịch), còn từ trong ngoặc chỉ mang mục đích mô tả.

3- Độc giả nên chủ động đối chiếu tên thường gọi và ý nghĩa chính xác của các chòm sao trong bảng. Trong trường hợp ý nghĩa gần tương đương nhau thì tên thường gọi vẫn có thể sử dụng bình thường, còn với những ý nghĩa quá khác nhau chẳng hạn như chòm sao Sagittarius vốn có nghĩa là Cung Thủ, thường bị gọi sai là Nhân Mã, đây là cách gọi sai do các dịch giả trước đây chỉ nhìn vào hình dạng chòm sao, vì thế ngày nay không thể tiếp tục sử dụng, mà phải gọi là Cung Thủ

4- Chòm sao Scorpius nhiều tài liệu do tác giả thiếu kiến thức căn bản thường gọi là Thần Nông, trong khi Thần Nông là 1 chòm sao của người Việt cổ không được khoa học thừa nhận và rất khác so với Scorpius, nên tôi không tính Thần Nông là một "tên thường gọi" trong bảng trên

5- Chòm sao Monoceros theo tiếng Anh là Unicorn. Nhiều từ điển dân dụng của Việt Nam đã dịch từ này là "kì lân", đây cũng là cách dịch sai vì Unicorn là con ngựa có một sừng không giống chút nào với con Kì lân theo quan niệm phương Đông, do đó trong bảng trên ở phần tên chính xác tôi đặt tên nó là "Ngựa một sừng".

6- Để xác định vị trí và cách quan sát các chòm sao, độc giả nên chủ động tìm hiểu các bản đồ sao hoặc sử dụng các phần mềm hỗ trợ. Một phần mềm được chúng tôi khá tin tưởng là Stellarium ( www.stellarium.org ). Độc giả cũng có thể trực tiếp tham gia hỏi đáp và thảo luận trên diễn đàn của chúng tôi tại website này.

7- Phiên âm trong bảng là phiên âm quốc tế IPA theo cách phát âm tiếng Anh hiện đại của các chòm sao. Phát âm Latin nguyên gốc của những tên gọi này có nhiều khác biệt do các tên gọi này hầu hết có nguồn gốc từ tiếng Latin. Để dễ dàng hơn trong việc phát âm, độc giả cũng có thể tham khảo các phát âm tiếng Anh mẫu của Sky and Telescope bao gồm phát âm của tên chòm sao (Nominative Pronunciation) và phát âm của biến thể trong tên các ngôi sao (Genitive Pronunciation). Cám ơn độc giả Trương Thành Tân đã góp ý và hỗ trợ bổ sung phần phiên âm IPA cho bài biết này thêm chi tiết.

Đặng Vũ Tuấn Sơn

Chỉnh sửa và bổ sung lần cuối tháng 4 năm 2020.

(Vui lòng ghi rõ tên tác giả và nguồn trích dẫn Thienvanvietnam.org khi bạn sử dụng bài viết này)

Theo thienvanvietnam.org
https://thienvanvietnam.org/index.php?option=com_content&view=article&id=177:danh-sach-88-chom-sao-trong-thien-van-hoc&catid=9&Itemid=148
Copy Link
https://thienvanvietnam.org/index.php?option=com_content&view=article&id=177:danh-sach-88-chom-sao-trong-thien-van-hoc&catid=9&Itemid=148
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Danh sách 88 chòm sao trong thiên văn học