Đặt hàng đào tạo giáo viên: Tìm tiếng nói chung

Minh Phong | 14/04/2022, 06:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Dù là khối ngành có tỷ lệ thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học cao nhưng thực tế cho thấy, việc thực hiện theo cơ chế đặt hàng giáo viên vẫn còn nhiều khó khăn và chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Sinh viên Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế) trong Chương trình “Ngày hội kỹ năng - Sư phạm Huế” năm 2022. Ảnh: Mai Lan

Gỡ khó cho các trường

Cũng theo ông Nghệ, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Vụ Giáo dục Đại học chủ trì với Cục Công nghệ Thông tin xây dựng phần mềm hỗ trợ các trường đào tạo giáo viên kết nối với địa phương để triển Nghị định trên. Bước đầu vẫn còn có khó khăn nhất định. “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ có những giải pháp để tiếp tục kết nối tốt hơn. Trong đó, có việc yêu cầu các địa phương phải rà soát nhu cầu sử dụng giáo viên, chuyển thông tin về Bộ, sau đó Bộ giao chỉ tiêu đào tạo cho các trường sát với địa phương” – ông Nghệ chia sẻ, đồng thời đề nghị các trường có giải pháp để thu hút được nhiều “đơn hàng”. Mặt khác, các sở GD&ĐT cần chủ động tham mưu với lãnh đạo tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Nghị định 116/2020/NĐ-CP; trong đó có cơ chế đặt hàng, đấu thầu đào tạo giáo viên.

Nhấn mạnh, thực hiện Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, chia sẻ của lãnh đạo Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT đã giao chỉ tiêu đào tạo giáo viên cho các cơ sở giáo dục đại học có chuyên ngành này. Để việc giao chỉ tiêu sát với thực tế, ngoài yếu tố năng lực của các trường, Bộ còn căn cứ vào nhu cầu sử dụng của các địa phương. Vì vậy, khi tính toán, Bộ sẽ cân đối để bảo đảm phù hợp với thực tiễn. “Bộ đã có công văn đề nghị các địa phương rà soát thông tin đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh, đào tạo năm 2022 và đề xuất nhu cầu từ năm 2023 đến năm 2025. Chúng tôi triển khai sớm việc này nhằm đáp ứng nhu cầu của các trường đào tạo giáo viên” - ông Nghệ trao đổi.

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – cho rằng: Cần đổi mới tư duy về cơ chế đặt hàng, đấu thầu trong đào tạo giáo viên. Việc này thực hiện dựa trên nguyên tắc: Lấy chất lượng làm hàng đầu. Theo đó, các trường, địa phương cần chủ động hơn trong xác định nhu cầu và công bố công khai năng lực, chất lượng đào tạo; từ đó các bên gặp nhau để tìm tiếng nói chung. Tất nhiên, Nghị định 116/2020/NĐ-CP ra đời không thể giải quyết triệt để các vấn đề liên quan đến tuyển sinh, hay đào tạo giáo sinh. Chúng ta cũng cần tôn trọng cơ chế thị trường, sự lựa chọn của người học và quy trình tuyển dụng sau này.

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học nhấn mạnh: Bộ GD&ĐT sẽ hoàn thiện phầm mềm để hỗ trợ việc giao nhiệm vụ, đặt hàng đào tạo giáo viên; đồng thời tiếp tục kết nối giữa địa phương với các trường, các cơ sở đào tạo giáo viên. Mặt khác, Bộ có văn bản hướng dẫn cụ thể để triển khai Nghị định này được thuận lợi. Tuy nhiên, các trường chủ cần động kết nối và các địa phương nên nhìn vào năng lực đào tạo của nhà trường để “đặt hàng”.
Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/tuyen-sinh-du-hoc/dat-hang-dao-tao-giao-vien-tim-tieng-noi-chung-5oRUnaU7R.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/tuyen-sinh-du-hoc/dat-hang-dao-tao-giao-vien-tim-tieng-noi-chung-5oRUnaU7R.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đặt hàng đào tạo giáo viên: Tìm tiếng nói chung