Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương, trong Quý I năm 2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) trên địa bàn tỉnh đạt 723,3 triệu USD. Trong đó lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đạt 468,05 triệu đô la Mỹ, chiếm 64,71% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Nhìn chung, nhiều tập đoàn trong nước và quốc tế như Tokyu, GuocoLand, Tập đoàn SP Setia Berhad, AEON, CapitaLand Development, Vingroup, Phú Đông, Đất Xanh, Trần Anh, Hưng Thịnh, Phát Đạt, Nam Long, Phú Mỹ Hưng… đều không bỏ lỡ cơ hội và tăng thêm sự nhộn nhịp cho thị trường.
Thành phố Mới Bình Dương - điểm đầu tư của tỉnh Bình Dương
Tọa lạc tại trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Thành phố mới Bình Dương là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, tài chính của tỉnh Bình Dương, là cửa ngõ kết nối với các tỉnh lân cận trong khu vực.
Dự án quy hoạch đô thị TPM Bình Dương được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 theo quyết định số 2273/QĐ-UBND với mức đầu tư lên đến 10 tỷ USD, đã và đang được đầu tư hạ tầng khá hoàn thiện và các phân khu quy hoạch rõ ràng, bài bản chuẩn thành phố thông minh.
Dự án được phát triển theo mô hình TOD (Transport Oriented Development), được hiểu là một xu hướng phát triển đô thị bền vững, nhằm giảm sự phụ thuộc vào các phương tiện cá nhân, là cội nguồn của khí thải độc hại như xe ô tô, xe gắn máy… Đặc điểm nổi bật của mô hình này là tạo sự thuận tiện di chuyển để khuyến khích người dân đi bộ hoặc lưu thông nội thành bằng phương tiện công cộng, và đồng thời, trở thành một khu phức hợp kiểu mẫu để cư dân có thể vừa sống, làm việc và giải trí tại một địa điểm.
Trong tương lai sẽ hình thành 02 tuyến metro phục vụ cho việc lưu thông của cư dân sinh sống tại đây. Nơi đây sẽ trở thành một điểm nóng mới về thúc đẩy giao lưu kinh tế, thương mại và dịch vụ, nghiên cứu và phát triển và chuyển giao công nghệ.
Đến nay, sự hiện diện của các khu mua sắm, khu bán lẻ và nhà phố phục vụ tầng lớp trung lưu và giới chuyên gia sinh sống tại đây rất hạn chế, trước bối cảnh nhu cầu tiêu dùng được dự đoán ngày một tăng cao. Đồng thời, sự phát triển của các khu công nghiệp trên địa bàn ngày càng nở rộ, trước nền kinh tế thế giới và Việt Nam đang dần ổn định từ sau đại dịch.
Đây chính là cơ hội cho các chủ cửa hàng, doanh nhân sớm nhận ra xu hướng phát triển và áp dụng chiến lược phủ đầu. Chính là việc sớm đưa thương hiệu của mình tới thành phố Mới Bình Dương, xây dựng nhận biết thương hiệu, cửa hàng kinh doanh khi chưa có nhiều sự cạnh tranh và phân phối sản phẩm đáp ứng nhu cầu cho tầng lớp trung lưu sinh sống tại đây.
Nhiều chuyên gia nhận định rằng, nhà ở thương mại (hay còn là nhà phố thương mại hoặc shophouse) sẽ là loại hình bất động sản phù hợp nhu cầu vừa ở vừa kinh doanh cho các thương nhân, chủ cửa hàng. Cơ hội kinh doanh không chỉ đến từ nhu cầu của cư dân sinh sống trong một dự án nhà phố thương mại, mà còn đến từ các cộng đồng dân cư xung quanh.
Ngoài ra, sẽ tạo ra dòng tiền bền vững cho các nhà đầu tư khi có nhu cầu cho thuê lại BĐS của mình. Đây không chỉ là giải pháp cho đầu tư tích sản dài hạn mà còn tạo ra dòng tiền đều cho người mua loại hình BĐS này.