Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, bạn sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn khi dạy con tiết kiệm cho những mục tiêu ngắn hạn, chẳng hạn như một món đồ chơi yêu thích hơn là làm giàu cho tương lai. Việc khuyến khích con đặt ra những mục tiêu tiết kiệm ngắn hạn khi còn nhỏ sẽ giúp chúng học được giá trị sự chờ đợi. Khi lớn tuổi hơn, trẻ có thể tiết kiệm cho các mục tiêu dài hạn hơn.
Giúp trẻ đưa ra quyết định chi tiêu thông minh
Ngoài việc dạy con hiểu được giá trị của số tiền kiếm được, bạn cũng nên dạy con cách tiêu tiền thông minh. Đó là cách trao quyền cho con với số tiền họ sẽ nhận được và việc quản lý số tiền đó là tùy thuộc vào chính bản thân trẻ chứ không phải ba mẹ nữa.
Trẻ con thông minh hơn chúng ta tưởng. Khi bạn cứ khư khư muốn điều khiển số tiền cho con theo ý muốn của mình, trẻ sẽ cảm thấy rất khó chịu. Tuy nhiên, nếu trẻ học được cách lập ngân sách ngay bây giờ sẽ giúp ích rất nhiều cho con khi họ bước vào cuộc sống thực tế ngoài kia.
Hãy cho con quyền quyết định đối với số tiền của mình kể từ khi nhận được tiền tiêu vặt. Bạn có thể chuẩn bị cho con ba chiếc lọ: Lọ để chi tiêu, lọ để tiết kiệm và lọ để cho đi. Hãy dạy con đưa ra quyết định bằng cách bỏ một ít tiền tiêu vặt vào mỗi lọ nhưng đừng đưa ra con số cụ thể. Quyết định là tùy thuộc vào chính trẻ.
Các con cũng cần được dạy rằng, chi tiêu không phải lúc nào cũng là để mua những thứ bạn muốn. Trẻ cần biết rằng chúng sẽ phải tiêu tiền vào những thứ cần thiết khi trưởng thành và có thể đưa ra lựa chọn trả tiền để người khác làm việc thay mình.
Trong việc dạy con cách tiêu tiền, ba mẹ cần giúp trẻ nhận ra rằng, mọi lựa chọn đều có thể dẫn đến những hậu quả nhất định. Yếu tố cốt lõi của bài học tài chính cá nhân chính về các quyết định.
Cho trẻ thấy giá trị của việc cho đi
Lý do chính khiến bạn, với tư cách là cha mẹ, dạy cho con những bài học về tài chính là rất quan trọng vì bạn có thể chia sẻ giá trị đồng tiền của mình thông qua những bài học đó. Nếu coi trọng việc cho đi, bạn có thể truyền cho con các giá trị đó bằng cách giúp chúng hình thành thói quen ngay từ khi còn nhỏ.
Tương tự như bài học đã nêu ở trên, bên cạnh chi tiêu, tiết kiệm, trẻ còn có một chiếc lọ mang ý nghĩa chia sẻ với người khác. Bạn có thể giúp con lập kế hoạch quyên góp bằng cách thảo luận về những nhóm người bị ảnh hưởng hoặc lý do vì sao nơi đó cần hỗ trợ.
Không chỉ dạy con cách tiêu tiền, đây còn là bài học về lòng nhân ái, giúp con sống ý nghĩa hơn khi trưởng thành.
Dạy con cách tiêu tiền bằng việc làm gương
Cũng quan trọng như những bài học bạn dạy con về tiền là cách bạn thảo luận và xử lý tiền trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ, bạn phàn nàn về việc phải chi tiêu quá nhiều, nhưng sau đó lại đưa con đi mua sắm, ăn uống… Điều này khiến trẻ bối rối do bạn đang gửi đi nhiều thông điệp lẫn lộn.
Thay vào đó, hãy chắc chắn rằng bạn làm gương cho các hành động có liên quan đến tiền bạc mà bạn muốn con thực hành. Theo đó, đừng chỉ khuyến khích còn làm việc nhà, mà hãy bắt tay vào làm cùng con. Ngoài để kiếm tiền bằng lao động, bạn còn dạy con về những điều như: Quan trọng nhất không phải là con kiếm được bao nhiêu, mà là con làm gì với những số tiền kiếm được. Điều đó mới tạo nên sự khác biệt./.