Dạy học tại thực địa: Thực tiễn và giải pháp

Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Thực hiện tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, phát triển phẩm chất và năng lực cho người học, các cơ sở GD đã xây dựng mô hình “Trường học gắn với cuộc sống”.

Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên là do hình thức dạy học này đòi hỏi phải có điều kiện thời gian, khâu tổ chức, quản lý học sinh tương đối phức tạp, kinh phí tốn kém. Đặc biệt là giáo viên chưa được trang bị cách thức, kỹ năng để tổ chức hoạt động dạy học thực địa. Chính những điều này dẫn đến sự ngần ngại của các trường phổ thông khi xây dựng và thực hiện hình thức dạy học này.

Từ thực tiễn trên, xin đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy học tại thực địa góp phần phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.

Trước hết, nhà trường cần rà soát các môn học, bài học có thể tổ chức dạy học thực địa.

Soi chiếu các bài học có tiềm năng để tổ chức dạy học thực địa vào thực tiễn lao động sản xuất của địa phương để xem xét mức độ đáp ứng, tổ chức dạy học.

Thực địa được lựa chọn để đưa học sinh đến học tập phải bảo đảm các yêu cầu như: Có môi trường, hiện vật, đối tượng lao động và các hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với nội dung bài học; Địa điểm tương đối gần trường học để không mất quá nhiều thời gian cho việc di chuyển và bảo đảm an toàn cho học sinh; Thực địa có đủ không gian và điều kiện cơ sở vật chất để triển khai việc học tập của học sinh.

Sau khi khảo sát, nếu thấy thực địa phù hợp với đặc điểm bài học và nhu cầu học tập của học sinh, nhà trường cần thực hiện các khâu chuẩn bị cho buổi học như liên hệ với người phụ trách thực địa về mục đích, yêu cầu, nội dung và thời gian đưa học sinh đến cơ sở học tập, đề nghị họ giúp đỡ, hỗ trợ để buổi học được thuận lợi. Cùng với đó, giáo viên xây dựng kế hoạch và thiết kế bài học để thực hiện dạy học tại thực địa.

Triển khai tổ chứccho học sinh học tậptại thực địa

Dạy học tại thực địa là hình thức dạy học cần thiết nhất trong thực hiện nhiệm vụ “Học đi đôi với hành”. Đó cũng là giải pháp hữu hiệu cho mục tiêu dạy học phát triển phẩm chất năng lực người học mà ngành Giáo dục đang hướng tới.

Trước buổi học tại thực địa, giáo viên cần tập trung học sinh để phổ biến mục đích, yêu cầu, nội dung và cách thức học tập/thực hành. Hướng dẫn học sinh ghi lại những thông tin thu thập được trong buổi học.

Trong quá trình học tập tại thực địa, học sinh học tập/thực hành theo kế hoạch dưới sự hướng dẫn của giáo viên và người đại diện cơ sở sản xuất kinh doanh. Chú ý bám sát mục tiêu, nội dung của bài học trong suốt quá trình bài học tại hiện trường. Khi học sinh có thắc mắc hoặc có nội dung nào chưa hiểu rõ, giáo viên cần phối hợp với người của cơ sở sản xuất giải thích hoặc chỉ dẫn cụ thể.

Khi kết thúc bài học, cần tổ chức nhận xét, đánh giá kết quả học tập tại hiện trường. Có thể yêu cầu một số học sinh báo cáo những thông tin thu thập được qua buổi học. Sau đó, đánh giá tinh thần, thái độ và kết quả học tập của học sinh.

Tổng kết, đánh giá hoạt động dạy học tại thực địa (cần chỉ rõ ưu điểm và nhược điểm). Rút kinh nghiệm để tiến hành bài học tiếp theo đạt kết quả tốt hơn.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/day-hoc-tai-thuc-dia-thuc-tien-va-giai-phap-nxrPlGsnR.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/day-hoc-tai-thuc-dia-thuc-tien-va-giai-phap-nxrPlGsnR.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dạy học tại thực địa: Thực tiễn và giải pháp