Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học lĩnh vực chăn nuôi thú y

03/11/2023, 18:31
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Ngày 3/11, hội thảo quốc tế chuyên đề 'Khoa học sinh học động vật' lần thứ 3 đã diễn ra tại trường ĐH Nông Lâm TPHCM.

Hội thảo là sự tiếp nối thành công lần thứ nhất năm 2021 do Trường đào tạo Sau đại học Môi trường, Khoa học Đời sống và Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Trường Đại học Okayama (Nhật Bản) chủ trì và lần thứ 2 năm 2022 do Khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm TPHCM chủ trì.

Đây là Hội thảo quốc tế chuyên đề thường niên được tổ chức trong chuỗi các hoạt động hợp tác ký kết giữa trường Đại học Okayama (Nhật Bản) với trường Đại học Nông Lâm TPHCM, đánh dấu sự hợp tác trong sự nghiệp đào tạo và giáo dục.

Hội thảo quốc tế chuyên đề “Khoa học sinh học động vật” lần thứ 3 đã diễn ra tại trường ĐH Nông Lâm TPHCM thu hút nhiều nhà khoa học trẻ.
Hội thảo quốc tế chuyên đề “Khoa học sinh học động vật” lần thứ 3 đã diễn ra tại trường ĐH Nông Lâm TPHCM thu hút nhiều nhà khoa học trẻ.

Theo ban tổ chức, dự báo đến năm 2050, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm động vật trên toàn cầu dự kiến sẽ tăng đến 70% so với hiện nay để đáp ứng nhu cầu của 9 tỉ người.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với những vấn đề nan giải và những thách thức liên quan đến tính bền vững; an toàn, an ninh lương thực; tác động môi trường và sức khỏe cộng đồng. Trước những thách thức này, vai trò của các nhà khoa học chưa bao giờ quan trọng hơn thế.

Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Lê Quang Thông – Trưởng khoa Chăn nuôi Thú y Trường ĐH Nông Lâm TPHCM cho biết: Hội thảo khoa học quốc tế năm nay với chủ đề “Những tiến bộ gần đây trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học sinh học động vật” cung cấp một nền tảng cho các phiên báo cáo và thảo luận liên ngành. Từ Kỹ thuật chăn nuôi, di truyền, chọn giống, dinh dưỡng, bệnh trên vật nuôi, bệnh truyền lây từ động vật sang người, môi trường, công nghệ sinh học, khoa học sự sống và các lĩnh vực khác có liên quan.

“Hơn thế nữa, các thảo luận sẽ gợi mở những quan điểm đa dạng và mở đường cho sự hợp tác đột phá mới. Sự tham gia của các nhà nghiên cứu nhiều thế hệ, và đặc biệt là những nhà nghiên cứu trẻ tuổi (các nghiên cứu sinh và giảng viên trẻ), cho thấy tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng thế hệ các nhà khoa học tiếp theo, những người sẽ đưa chúng ta đến một tương lai bền vững” – PGS.TS Lê Quang Thông nhận định.

Thông qua Hội thảo, ban tổ chức mong muốn đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Chăn nuôi Thú y và tạo điều kiện cho những giảng viên trẻ, nghiên cứu viên, học viên cao học và sinh viên tham dự, công bố các báo cáo khoa học trong Hội nghị quốc tế. Đồng thời tạo điều kiện gặp gỡ, giao lưu lẫn nhau giữa các Trường đại học trong lĩnh vực Chăn nuôi Thú y trong và ngoài nước.

Ngoài 3 bài tham luận được trình bày của 3 nhà nghiên cứu gồm: GS.TS. Hidetoshi Morita đến từ trường ĐH Okayama, GS.TS. Dương Nguyên Khang đến từ Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM và ThS. Đặng Ngọc Hoàng, Tổng giám đốc công ty MSD Animal Health. Hội thảo còn nhận được nhiều bài nghiên cứu đến từ các nhà nghiên cứu trẻ không chỉ từ 2 trường đại học Okayama và Đại học Nông Lâm TP.HCM, và các trường đại học khác tại Việt Nam.

Hội thảo cũng đã thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học trẻ, nghiên cứu sinh từ các nước trên thế giới. Đây cũng là dịp giao lưu, trao đổi học thuật và công nghệ kỹ thuật giữa 2 Khoa cùng các cơ sở giáo dục, nghiên cứu và các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học lĩnh vực chăn nuôi thú y