Để học sinh dân tộc hòa nhập không hòa tan

Đức Trí | 29/11/2022, 15:25
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Học sinh dân tộc mang nhiều nét văn hóa, truyền thống. Điều đó đòi hỏi nhà trường, thầy cô trong công tác nuôi dạy sự linh hoạt, thấu hiểu, sẻ chia.

Cụ thể như, lớp có học sinh dân tộc Chứt vận động mặc trang phục dân tộc mình. Các ngày lễ như: lấp lỗ, lấy mật ong, cúng đầu nguồn đầu rừng hàng năm… tổ chức cho học sinh về thăm bản, giáo viên chủ nhiệm tham gia cùng bà con dân tộc Chứt những ngày này. Vào dịp tết tổ chức đốt lửa trại tại trường, học sinh dân tộc nhảy múa, hát ca những tiết mục đặc sắc truyền thống…

Tại Trường Tiểu học số 1 Mường Mươn (Mường Chà, Điện Biên) Ban giám hiệu chia sẻ: Học sinh bán trú phần lớn thuộc dân tộc Thái, Dao. Các em có thói quen ăn nhạt, chua không ăn mặn, thích ăn rau xanh thuộc loại củ quả. Trong sinh hoạt hàng ngày các em còn khá lộn xộn, bừa bãi…

Nắm được đặc tính này, nhà trường đã tăng cường chất lượng công tác bán trú theo hướng khẩu vị với học sinh, đồng thời hình thành cho các em nếp sinh hoạt gọn gàng, sạch sẽ…

Vừa làm cha mẹ vừa làm thầy

Đội ngũ giáo viên đang hàng ngày gắn bó với học sinh dân tộc đều khẳng định chìa khóa đưa tri thức đến học trò là sự kiên nhẫn, thấu hiểu, chia sẻ. Mỗi thầy cô phải như cha mẹ, quan tâm không ngừng để tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp với bản sắc, phong tục tập quán, tâm lý và thực tế nơi các em sinh ra.

Cô Vũ Thị Ý, giáo viên Trường PTDTBT Tiểu học Xín Cái (Mèo Vạc, Hà Giang) cho rằng loại bỏ hủ tục trong đời sống sinh hoạt cho học sinh dân tộc hiệu quả nhất là chỉ ra tác hại, hậu quả ảnh hưởng trực tiếp đến các nhân, đồng thời chỉ ra tương lai khi được học hành đầy đủ, nhận thức đúng đắn, có lối sống văn minh…

Trên cơ sở đó khơi gợi niềm tin của học sinh, phụ huynh vào giáo dục. Khi có niềm tin, học trò sẽ học tập tự giác, chủ động hơn. Việc duy trì tỉ lệ chuyên cần cũng đòi hỏi giáo viên kiên nhẫn, tận tâm, bám lớp, quan tâm thường xuyên đến từng học sinh. Từ những phân tích, lý giải thiết thực, gần gũi sẽ tạo ra cho các em niềm tin và thấy được sự cần thiết của học tập, thay đổi tích cực...

Để học sinh dân tộc hòa nhập không hòa tan ảnh 2

Giúp học sinh dân tộc hòa nhập trong môi trường mới để học tập, phát triển toàn diện.

Ảnh: Đức Trí

Thầy Nguyễn Tiến Công, Hiệu trưởng Trường Tiểu học PTDTBT Tiểu học Hoàng Thu Phố (Bắc Hà, Lào Cai) cũng cho rằng phong tục, tập quán lạc hậu còn tồn tại trong học sinh dân tộc khiến nhiệm vụ người thầy vất vả hơn. Hành trình mang kiến thức đến người học luôn đòi hỏi người dạy phải bắt đầu bằng giải thích, vận động và gieo niềm tin vào tri thức.

“Vẫn còn những hủ tục tồn tại trong cuộc sống hàng ngày của học sinh dân tộc nên suy nghĩ, lối sống của các em bị ảnh hưởng. Do đó, giáo dục làm sao để các em hiểu biết hơn, hạn chế hủ tục nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc là yêu cầu không dễ dàng. Nó đòi hỏi thầy cô giáo của học sinh dân tộc không ngừng tìm tòi, rút kinh nghiệm, có phương pháp cách làm hiệu quả. Từ đó giúp học trò tiến bộ, hòa nhập mà không hòa tan, mất bản sắc…”, thầy Công trao đổi.

"Với người thầy gắn bó với công tác giáo dục dân tộc thì việc tiếp xúc, thấu hiểu để giữ gìn bản sắc văn hóa là điều không thể thiếu. Chỉ khi nào có được phương pháp giáo dục sáng tạo, phù hợp... mới mang lại hiệu quả giáo dục mong muốn. Và hơn thế, qua đó giáo dục học trò lòng biết ơn, cảm phục, hình thành tấm lòng cao cả, nhân văn từ những người thầy...", cô Bùi Thị Minh Khuyên, trường PTDTBT Tiểu học Pa Ủ (Mường Tè, Lai Châu)

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/de-hoc-sinh-dan-toc-hoa-nhap-khong-hoa-tan-post617045.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/de-hoc-sinh-dan-toc-hoa-nhap-khong-hoa-tan-post617045.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Để học sinh dân tộc hòa nhập không hòa tan