Vì không có chữ viết riêng nên các bài mo của người Mường được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác bằng phương pháp truyền miệng, được tồn tại và duy trì thông qua các nghi lễ trong dân gian của người Mường.
Mo Mường bao gồm rất nhiều bài mo, đoạn mo được sử dụng trong từng nghi lễ cụ thể. Mo Mường có 9 thể loại: Mo trong lễ tang (mo ma), mo vía (mo voái), mo giải hạn, mo xin số, mo ngày Tết, mo thổ công thổ địa, mo đôi đũa, mo mát nhà, mo mụ.
“Nghệ thuật Chèo” là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian, phát triển mạnh và phổ biến ở Đồng bằng sông Hồng cùng 2 khu vực Trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Chèo mang tính quần chúng và thường gắn với các lễ hội dân gian nhằm tạ ơn thần thánh phù hộ cho vụ mùa bội thu.
Trải qua quá trình lịch sử từ thế kỷ thứ 10 đến nay, nghệ thuật chèo đã đi sâu vào đời sống văn hóa, xã hội, miêu tả cuộc sống bình dị của người nông dân, ca ngợi những phẩm chất cao quý của con người.