Đề xuất chế độ đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo trong Luật Nhà giáo

14/04/2024, 06:55
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Bộ GD&ĐT đề xuất 2 giải pháp liên quan đến đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo.

Về tác động đối với kinh tế: Chế độ đãi ngộ đối với nhà giáo còn thấp, trong khi áp lực công việc nhiều dẫn đến nhiều nhà giáo có chuyên môn và năng lực nhưng không đủ kiên nhẫn để cống hiến với nghề.

Tác động về giới và quyền con người, hạn chế của giải pháp này là tỷ lệ nhà giáo nữ cao hơn so với nam vì nhiều giáo viên nữ lựa chọn công việc gắn với điều kiện gia đình hơn là đam mê nghề nghiệp.

Đối với giải pháp 2. Tác động pháp luật của giải pháp là: Việc sửa đổi này là phù hợp với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thể chế hóa quan điểm của Đảng về đổi mới giáo dục trong các văn bản như Nghị quyết số 29 của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo; Kết luận số 23-KL/TW của Hội nghị Trung ương 5 khóa XI về "Một số vấn đề về tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020".

Tác động xã hội là: Nếu có những pháp luật về chế độ lương, phụ cấp đối với nhà giáo mang tính ổn định, nhất quán và minh bạch sẽ tạo động lực để đội ngũ nhà giáo hiện tại tận tâm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình;

Thu hút thí sinh giỏi, tâm huyết với nghề chọn theo học tại các trường sư phạm để bổ sung nguồn lực nhà giáo, tránh hiện tượng khủng hoảng thiếu nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Đảm bảo mặt bằng thu nhập, tạo sự công bằng xã hội giữa nghề giáo với các nghề khác trong xã hội

Tác động kinh tế- ngân sách: Việc điều chỉnh tăng chế độ lương, phụ cấp đối với nhà giáo (nhóm hưởng lương từ ngân sách nhà nước) gây sức ép lớn đối với ngân sách nhà nước trong điều kiện hiện tại.

Việc điều chỉnh tăng chế độ lương, phụ cấp đối với nhà giáo tại các cơ sở giáo dục, đào tạo tư thục và công lập tự chủ tài chính không ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước nhưng làm gia tăng chi phí học tập, đào tạo của gia đình- xã hội và ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ trọng khoản chi đầu tư cơ sở vật chất của chính cơ sở giáo dục, đào tạo đó.

Nhà nước sẽ phải đầu tư kinh phí để sửa các Luật và văn bản dưới Luật hiện hành có liên quan.

Tác động về giới và quyền con người: Không có tác động về giới và quyền con người từ những sửa đổi bổ sung các quy định về chế độ lương, phụ cấp và các ưu đãi cho nhà giáo.

Cô - trò Trường tiểu học Tứ Liên (Hoàng Mai, Hà Nội).
Cô - trò Trường tiểu học Tứ Liên (Hoàng Mai, Hà Nội).

Từ những phân tích trên, Bộ GD&ĐT đề xuất lựa chọn giải pháp 2. Theo đó, Luật hóa các nội dung sau: Bổ sung quy định về tiền lương, phụ cấp đối với nhà giáo; bổ sung quy định về chế độ hưu trí, khám chữa bệnh và bảo hiểm xã hội của nhà giáo.

Bổ sung quy định về chính sách đối với nhà giáo công tác ở trường chuyên biệt, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; bổ sung quy định về điều kiện, quy trình về chính sách nhà ở, nhà công vụ đối với nhà giáo; bổ sung quy định về các tiêu chí, danh hiệu thi đua, khen thưởng, tôn vinh đối với nhà giáo.

Bộ GD&ĐT lựa chọn các giải pháp 2 với các lý do như sau: Đảm bảo đầy đủ các chế độ, chính sách đối với nhà giáo, có tính toán đến yếu tố đặc thù ngành để nhà giáo yên tâm công tác.

Tạo điều kiện cho nhà giáo công tác ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có cơ hội tiếp cận đầy đủ về chính sách, có các hỗ trợ đặc thù để thu hút nhà giáo về công tác. Tạo sự thu hút đối với sinh viên giỏi tham gia học Sư phạm để trở thành nhà giáo.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/de-xuat-che-do-dai-ngo-ton-vinh-nha-giao-trong-luat-nha-giao-post679167.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/de-xuat-che-do-dai-ngo-ton-vinh-nha-giao-trong-luat-nha-giao-post679167.html
Bài liên quan
Bộ GD&ĐT xin ý kiến đối với việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo
Chiều 12/1, Bộ GD&ĐT tổ chức phiên họp xin ý kiến đối với việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đề xuất chế độ đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo trong Luật Nhà giáo