PV
Quản lý thiệt
Tại Dự thảo Tờ trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 51 và 52/2016 về quản lý LĐ, tiền lương, tiền thưởng DN 100% vốn nhà nước, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, hiện lương người LĐ do DN quyết định, gắn với năng suất, hiệu quả kinh doanh. Lương người quản lý DN do Chính phủ quy định, căn cứ theo lương cơ bản, hệ số, hạng DN và kết quả kinh doanh, áp dụng từ năm 2013 tới nay.
Nếu đạt kế hoạch kinh doanh, lương lãnh đạo DN tối đa 72 triệu đồng/người/tháng; nếu kinh doanh vượt kế hoạch, lương tối đa được 86,4 triệu đồng/tháng.
Thực tế trên dẫn tới sự chia cắt và mất cân đối trong hệ thống thang, bảng lương của DN, người quản lý DN thiệt thòi so với người LĐ. Lương của người LĐ tăng hằng năm theo sự phát triển của DN, còn lương lãnh đạo không đổi suốt thời gian qua, nên có trường hợp lương của người quản lý cấp cao thấp hơn lương của trưởng/phó phòng trong DN.
Ngoài ra, lương người quản lý DN tính theo lợi nhuận , nhưng không phải lúc nào lợi nhuận năm sau cũng cao hơn năm trước, nên dù DN có lãi nhưng mức thấp hơn năm trước sẽ không được tăng lương (chỉ hưởng lương cơ bản).
Từ những bất cập trên, Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 51, 52/2016 được Bộ LĐ-TB&XH xây dựng theo hướng, tiếp tục giao DN xây dựng thang, bảng lương người LĐ gắn với hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, thang bảng lương này phải lấy ý kiến tổ chức đại diện người LĐ, đối thoại tại nơi làm việc, công khai tại DN.
Với lương lãnh đạo DN, dự thảo bỏ hệ số lương người quản lý theo xếp hạng DN do Chính phủ ban hành, chỉ quy định mức lương cơ bản và hệ số tăng thêm theo kết quả kinh doanh, chỉ phân hạng theo nhóm ngành nghề, thang lợi nhuận tương ứng.
Theo đó, lương cơ bản của người quản lý theo hạng DN vẫn từ 16 đến 36 triệu đồng/người/tháng, nhưng bổ sung hệ số tăng thêm từ 1 - 2,5 lần lương cơ bản theo chỉ tiêu lợi nhuận.
Cơ quan soạn thảo tính toán, theo hiệu quả hoạt động các DN nhà nước thời gian qua, với hệ số điều chỉnh như trên, nhìn chung, lương của lãnh đạo đa số DN nhà nước vẫn giữ mức hiện hành (cao nhất 72 triệu đồng/người/tháng).