Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024 cho thấy Hà Nội tiếp tục là địa phương có điểm số cao nhất, xếp hạng 1, TPHCM xếp hạng 2 và Hải Phòng xếp hạng 3.
Các địa phương như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Đà Nẵng đang đồng loạt triển khai các chính sách để phát triển ngành bán dẫn. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng, nhân lực, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, những nỗ lực của các địa phương sẽ giúp Việt Nam từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Diễn đàn chính sách cấp cao về khởi nghiệp sáng tạo “Từ địa phương ra quốc tế” là hoạt động điểm nhấn nằm trong chuỗi sự kiện Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo quốc gia năm 2024 (TECHFEST Việt Nam 2024) do Bộ KH&CN phối hợp với UBND TP. Hải Phòng tổ chức.
Để phát huy tính chủ động và nâng cao vai trò tham mưu cho cấp ủy chính quyền trong thực hiện các nhiệm vụ giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) địa phương, việc điều tiết đội ngũ cán bộ nhà giáo trên địa bàn nên giao thẩm quyền cho ngành GD&ĐT.
Ngày 25/10, tại TP. Đà Nẵng diễn ra hội thảo quốc gia về Chính phủ số năm 2024 với chủ đề: Đà Nẵng – Thành phố xanh và bền vững: Cơ hội đầu tư và phát triển thương mại trong thời đại mới.
Năm 2025, lứa học sinh đầu tiên học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ thi vào lớp 10. Chuẩn bị cho việc tổ chức kỳ thi năm tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến các Sở về dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông, thay thế quy định hiện hành.
Cả nước có 7 địa phương hỗ trợ 100% học phí cho tất cả học sinh công lập, gồm: Yên Bái, Quảng Ninh, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hải Phòng, Bà Rịa-Vũng Tàu và 2 tỉnh Long An, Vĩnh Phúc giảm 50% học phí cho học sinh một số cấp học.
Chiều 28/9, Lữ đoàn 249 (Binh chủng Công binh) tổ chức hạ thủy ca nô và các đốt cầu phao để chuẩn bị cho công tác bắc, nối thông cầu phao tại khu vực cạnh cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ).