Ngành công tác xã hội và ngành giới và phát triển có mức điểm trúng tuyển thấp nhất, 18 điểm. Các khối ngành còn lại, điểm chuẩn dao động từ 20-22 điểm.
Điểm chuẩn Trường ĐH Văn Lang dao động từ 18-24 điểm. Trong đó, các ngành thuộc khối sức khỏe mức điểm chuẩn từ 19,5-24 điểm.
Ngành quan hệ công chúng và ngành truyền thông đa phương tiện điểm chuẩn là 20, ngành marketing điểm chuẩn là 19. Các ngành học còn lại có mức điểm chuẩn là 18 điểm.
Về phía các cơ sở đào tạo, Bộ GD&ĐT yêu cầu, các trường cập nhật danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm lên hệ thống trước 17h ngày 8/7.
Bộ GD&ĐT lưu ý, các trường chỉ xét tuyển sớm với các phương thức không sử dụng kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023, phải có phương án để không tuyển vượt số lượng chỉ tiêu đã dự kiến, chỉ tiêu các ngành đào tạo giáo viên do Bộ thông báo.
Bên cạnh đó, các trường phải thông báo cho thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển để thí sinh có đủ thông tin và chủ động trong việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống.
Đặc biệt, các trường không được yêu cầu hoặc thỏa thuận với thí sinh việc cam kết, xác nhận nhập học sớm dưới bất kỳ hình thức nào (nộp kinh phí giữ chỗ, thu giữ các hồ sơ…). Tất cả các thí sinh trúng tuyển sớm phải được cơ sở đào tạo thông báo kết quả xét tuyển và đưa lên hệ thống để thí sinh chủ động lựa chọn thứ tự nguyện vọng đăng ký xét tuyển.
Về việc tổ chức đăng ký và xét tuyển sớm, Bộ GD&ĐT yêu cầu, các cơ sở đào tạo phải thông báo rõ thời điểm nhận hồ sơ xét tuyển và tổ chức xét tuyển theo phương thức xét tuyển sớm, bảo đảm đồng bộ giữa việc thí sinh nộp hồ sơ về cơ sở đào tạo và đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống.
Theo quy định, từ ngày 10/7 đến 17h ngày 30/7, thí sinh có quyền đăng ký, điều chỉnh và bổ sung nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần. Bộ GD&ĐT lưu ý thí sinh, các nguyện vọng đăng ký xét tuyển được sắp xếp thứ tự từ 1 cho đến hết (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
Thí sinh lựa chọn căn cứ để xét tuyển bao gồm các thông tin: Thứ tự nguyện vọng; mã trường, tên trường; mã nhóm ngành, ngành hoặc chương trình; tên nhóm ngành, nhóm hoặc chương trình; và căn cứ để xét tuyển đối với các nguyện vọng đã đăng ký phải phù hợp với yêu cầu, điều kiện của cơ sở đào tạo.
Tổng số chỉ tiêu đại học trong toàn quốc vào năm 2022 là 560.000. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, trong hơn 521.000 thí sinh trúng tuyển, gần 83,4% xác nhận nhập học. Trong số này, 37% nhập học bằng phương thức xét tuyển học bạ, chỉ xếp sau phương thức xét điểm thi tốt nghiệp (gần 48%).