Điểm nhấn chính sách về tiền lương, tôn vinh đãi ngộ với nhà giáo

05/02/2024, 06:40
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Ông Trần Kim Tự, nguyên Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và CBQL giáo dục khái quát chính sách hiện hành về lương, tôn vinh, đãi ngộ với nhà giáo.

Ngoài ra, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục công tác tại các trường chuyên biệt được hưởng chế độ chính sách theo quy định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ, cụ thể như sau:

Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

Phụ cấp ưu đãi: Mức phụ cấp 50% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại trường năng khiếu thể dục thể thao; trường năng khiếu nghệ thuật; trường phổ thông dân tộc bán trú; trường dự bị đại học.

Mức phụ cấp 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung học phổ thông chuyên, trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật.

Hệ số phụ cấp trách nhiệm 0,3 so với mức lương tối thiểu (lương cơ sở).

Ngoài các chế độ chung như giáo viên khác, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn còn được hưởng thêm các chế độ chính sách theo Nghị định số 61/2006/NĐ-CP; Nghị định số 116/2010/NĐ-CP và Nghị định số 19/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Phụ cấp ưu đãi: 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) và không hưởng phụ cấp ưu đãi đã quy định tại Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 6/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập;

Phụ cấp thu hút: bằng 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);

Trợ cấp lần đầu: Theo Nghị định số 61/2006/NĐ-CP: 4.000.000 đồng (bốn triệu đồng) cho một người; Theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP và Nghị định số 19/2013/NĐ-CP: bằng 10 tháng lương tối thiểu chung;

Phụ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch; Phụ cấp lưu động (Hệ số 0,2 so với mức lương tối thiểu);

Phụ cấp dạy bằng tiếng và chữ viết của người dân tộc thiểu số: Được hưởng thêm phụ cấp 50% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ:

Một số phụ cấp khác:

Giáo viên dạy lớp ghép ở tiểu học được hưởng phụ cấp dạy lớp ghép từ 50% - 75%.

Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bằng 0,3 so với mức lương tối thiểu chung.

Ngoài ra, tùy theo điều kiện cụ thể, một số địa phương cũng có chính sách riêng đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo.

Ảnh minh họa/ITN.
Ảnh minh họa/ITN.

Cơ chế quản lý và chi trả tiền lương

Theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Ưu điểm của cơ chế này là mang tính ổn định cao vì không phụ thuộc nhiều vào hiệu quả làm việc, phù hợp văn hóa truyền thống, ghi nhận công sức đóng góp của những người lớn tuổi, khuyến khích làm việc lâu dài.

Cơ chế chi trả lương rõ ràng, cụ thể, minh bạch, tùy vào trình độ, chức danh nghề nghiệp cụ thể mà xác định tiền lương nên dễ quản lý, dễ kiểm soát, bảo đảm công bằng cho những người làm cùng một công việc, ở cùng một bậc trình độ.

Đánh giá việc nâng lương do có thành tích đột xuất: việc nâng lương đột xuất cho viên chức có nhiều thành tích đóng góp trong 02 năm, đem lại lợi ích cho đơn vị. Khuyến khích tinh thần làm việc, khuyến khích sáng tạo, đổi mới, tạo tâm lý phấn chấn trong nhân viên.

Việc thực hiện cơ chế chi trả lương theo thâm niên cho thấy nguyên tắc người làm việc càng lâu năm, càng lớn tuổi thì mức lương càng cao, trong khi đó cán bộ trẻ có trình độ, có năng lực chuyên môn và tâm huyết với công việc nhưng hệ số lương thấp thì tiền lương không đủ hấp dẫn để khuyến khích họ.

Về các khoản thu nhập ngoài lương và phụ cấp theo lương: Ngoài tiền lương, các cơ sở giáo dục có nguồn thu từ các hoạt động có thu và tiết kiệm chi thường xuyên,...đều chi cho tất cả công chức, viên chức và người lao động khoản thu nhập tăng thêm hàng tháng. Tiêu chuẩn, định mức được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/diem-nhan-chinh-sach-ve-tien-luong-ton-vinh-dai-ngo-voi-nha-giao-post671024.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/diem-nhan-chinh-sach-ve-tien-luong-ton-vinh-dai-ngo-voi-nha-giao-post671024.html
Bài liên quan
Chính sách tiền lương, đãi ngộ phải đi kèm với chất lượng nhà giáo
Nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình với những quy định về chính sách tiền lương, đãi ngộ nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo. Tuy nhiên, việc xếp lương cao nhất trong bậc lương, các chính sách ưu tiên cũng phải đi kèm với chất lượng của nhà giáo.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Điểm nhấn chính sách về tiền lương, tôn vinh đãi ngộ với nhà giáo