Điểm tựa vững vàng

26/07/2023, 10:05
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Sự đùm bọc, sẻ chia của đồng nghiệp đã trở thành điểm tựa vững vàng của những thầy cô giáo là thương binh và thân nhân gia đình liệt sĩ.

Thêm những ấm áp, sẻ chia

Sau kỳ thi tuyển dụng viên chức giáo dục của huyện Nam Trà My, thầy giáo Zơ Râm Kế nhận quyết định công tác tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học – THCS Trà Nam (Quảng Nam). Thầy Kế là bộ đội xuất ngũ và con của thương binh.

Thầy giáo Võ Đăng Chín - Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học - THCS Trà Nam - cho biết: “Dự kiến, bắt đầu từ tháng 8, khi hội đồng sư phạm nhà trường tổ chức các hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ, tổ trưởng chuyên môn sẽ hướng dẫn thêm cho thầy Zơ Râm Kế trong soạn giảng, giảng thử, cách tổ chức các hoạt động lên lớp, quản lý lớp học.

Trong dự định phân công nhiệm vụ, thầy Kế sẽ đảm nhận dạy học phân môn Thể dục của cấp tiểu học. Trong trường hợp thiếu giáo viên, sẽ bồi dưỡng thêm cho thầy để có thể đảm nhận dạy các môn như Tự nhiên - Xã hội, Khoa học, Hoạt động trải nghiệm…”.

Thầy Zơ Râm Kế được nhà trường hỗ trợ kinh phí mua tài khoản để tự bồi dưỡng các mô-đun thuộc chương trình bồi dưỡng giáo viên phục vụ cho Chương trình giáo dục phổ thông 2018. “Khi bàn giao tài khoản bồi dưỡng, thầy hiệu trưởng có dặn kèm, có gì chưa hiểu hoặc muốn được giải đáp thì có thể trao đổi qua điện thoại hoặc Zalo để thầy và tổ trưởng giải thích, hỗ trợ thêm. Thầy cũng hướng dẫn thêm về công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của nhà trường”, thầy Kế cho biết.

Theo đó, thầy Kế buộc phải sử dụng thành thạo các phần mềm trên hệ thống Vnedu như quản lý điểm, báo giảng, kế hoạch dạy học, thiết lập các theo dõi quản lý học sinh, mượn sách, mượn thiết bị thư viện… Tài khoản trên Vnedu đã được nhà trường tạo và giao cho thầy để có thể làm quen trước với số hóa trong công tác dạy học.

Gia đình ở huyện Tây Giang, nên thầy Kế được nhà trường bố trí ở lại nhà công vụ. Theo thầy Chín, để hỗ trợ một phần nào cho những giáo viên trẻ như thầy Kế trong giai đoạn tập sự, nhà trường hỗ trợ thêm cho các thầy, cô giáo chi phí điện, gas… trong sinh hoạt, nấu nướng hàng ngày.

“Trong ký ức về những ngày kháng chiến bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của Tổ quốc có mảng ký ức đầy cảm động và hào hùng về các nhà giáo đi B. Họ đã “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” bằng cách của mình. Cũng có những ký ức về các nhà giáo cách mạng của miền Nam vùng giải phóng hoặc vùng bị địch tạm chiếm đã kiên cường duy trì và phát triển sự nghiệp giáo dục. Đây là những chứng nhân của một thời kỳ lịch sử. Những hoạt động tri ân, giao lưu với các nhà giáo đi B cũng là cách để giáo dục truyền thống cho các thế hệ nhà giáo hôm nay về sự hy sinh, tinh thần vượt qua gian khó của một giai đoạn lịch sử hào hùng, làm sáng lên biểu tượng “lương sư hưng quốc””. - Ông Hà Thanh Quốc – nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Nam

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/diem-tua-vung-vang-post647802.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/diem-tua-vung-vang-post647802.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Điểm tựa vững vàng