Một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên Tạp chí Điều chỉnh sinh học và Tác nhân cân bằng nội môi tiết lộ rằng việc sử dụng chất diệp lục trên bệnh nhân chạy thận nhân tạo giúp cải thiện số lượng huyết sắc tố và hematocrit (chỉ số tế bào hồng cầu trong máu). Nhóm bệnh nhân này cũng có sự gia tăng dự trữ sắt trong máu.
Hỗ trợ giảm cân
Bài viết trên Báo Tiền phong cho biết, một nghiên cứu được công bố năm 2014 về chứng thèm ăn cho thấy nếu thêm nước diệp lục vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giảm cân nhiều hơn trong vòng 12 tuần.
Những người uống nước diệp lục dễ giảm cân hơn nhóm không uống thường xuyên. Uống nước diệp lục cũng giảm cảm giác thèm thức ăn nhanh và giảm hàm lượng LDL-cholesterol.
Một nghiên cứu khác của nhóm tác giả này được công bố vào năm 2013 cho thấy nước diệp lục tạo cảm giác no “giả”. Họ đã thêm nướcdiệp lục vào chế độ ăn giàu cacbohydrat của 20 phụ nữ thừa cân. Kết quả là nước diệp lục đã ức chế cảm giác thèm ăn và tăng tiết hoóc-môn CCK - giúp chuyển hóa các chất béo và protein trong chế độ ăn.
Về cơ bản, diệp lục là hợp chất tự nhiên tương đối an toàn đối với cơ thể. Một số trường hợp dùng diệp lục (rất hiếm) có thể gặp các tác dụng phụ như:
- Vấn đề về tiêu hóa: đi ngoài phân màu đen, xanh lá cây hoặc vàng nên dễ nhầm với xuất huyết đường tiêu hóa; tiêu chảy.
- Bôi chất diệp lục lên da có thể gây ngứa rát.
Diệp lục hiện được bán ở rất nhiều cửa hàng thuốc, thực phẩm tự nhiên, thực phẩm sức khỏe,... Do là thực phẩm bổ sung nên diệp lục được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như: thuốc xịt, thuốc mỡ, viên nang,... Khuyến cáo từ Đại học bang Oregon cho biết, liều trung bình của chất diệp lục bổ sung nên trong khoảng 100 - 300mg mỗi ngày, chia thành 3 lần.
Nguồn bổ sung diệp lục tốt nhất nên sử dụng là các loại thực phẩm tươi xanh như: đậu xanh, mùi tây, rau bina, lúa mì, đậu Hà Lan, tỏi tây,... Các nhà khoa học của Đại học bang Oregon cũng cho biết, trong mỗi chén rau bina sống có tới khoảng 24mg diệp lục, mỗi cốc rau mùi tây có chứa khoảng 19 mg. Ngoài ra, măng tây hay bông cải xanh tuy bên ngoài màu xanh nhưng bên trong lại có màu trắng nên hàm lượng diệp lục tương đối nhỏ.
Diệp lục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và rất hiếm khi gây ra tác dụng phụ. Mặt khác loại chất này cũng không kén người dùng. Tuy nhiên, như đã nói đến ở trên, các chuyên gia y tế cũng chưa chứng minh được nước diệp lục khi dùng cho người đang cho con bú và thai phụ có gây ra ảnh hưởng gì không nên tốt nhất, để đảm bảo an toàn thì nhóm đối tượng này không nên dùng diệp lục.
Ngoài ra, hoạt chất diệp lục vẫn có phản ứng với một số các thành phần có trong thuốc kê đơn. Vì thế, nếu đang dùng một số loại thuốc như: thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin, thuốc điều trị cholesterol, thuốc huyết áp,... thì trong thời gian dùng thuốc không nên bổ sung chế phẩm có thành phần diệp lục.
Những nội dung được chia sẻ trên đây hy vọng sẽ hữu ích đối với bạn đọc trong quá trình tìm hiểu về công dụng và cách sử dụng nước diệp lục.