Những sóng này có chức năng cung cấp thông tin về mật độ và khả năng nén của các vật liệu khác nhau mà chúng di chuyển qua, giúp cho nhóm nghiên cứu của nhà khoa học hành tinh Jessica Irving, thuộc Đại học Bristol (Anh), dần khám phá ra cấu tạo của lõi Sao Hỏa.
Theo đó, lõi ngoài Sao Hỏa được xác định là thể lỏng, lõi bên trong rắn và lõi trong cùng đặc hơn. Ngoài ra, bên trong lõi Sao Hỏa còn có tỷ lệ rất cao các nguyên tố nhẹ được trộn lẫn vào.
Cụ thể, khoảng 1/5 trọng lượng của nó được tạo thành bởi các nguyên tố chủ yếu là lưu huỳnh, một lượng nhỏ oxy, carbon và hydro. Điều này đồng nghĩa lõi Sao Hỏa ít đậm đặc hơn và dễ nén hơn lõi Trái Đất.
![]() |
Tàu InSight thực hiện thăm dò quanh Sao Hỏa. Ảnh: NASA Mars Exploration. |
Từ lâu, mọi người đã biết Sao Hỏa không có từ trường trên khắp hành tinh. Trong khi đó, ở Trái Đất, từ trường giúp cho bầu khí quyển và nước không bị rò rỉ vào không gian. Nó có tên là geodynamo, được sinh ra trong lõi Trái Đất.
Theo đó, đầu tiên, nhiệt sẽ di chuyển từ lõi trong ra lõi ngoài, tạo thành các dòng điện tuần hoàn và xoắn thành các dạng khác nhau thông qua chuyển động quay của hành tinh. Nhờ đó, từ trường được hình thành và duy trì.
Còn với Sao Hỏa, các nhà khoa học trước đây đã mô phỏng lõi của hành tinh này và cho rằng sự hiện diện của những nguyên tố nhẹ hơn trong lõi có thể là nguyên nhân làm mất từ trường.
"Ở một khía cạnh nào đó, nghiên cứu lõi Sao Hỏa giống như một câu đố, ví dụ, có những dấu vết nhỏ của hydro trong lõi Sao Hỏa. Điều này nghĩa là phải có những điều kiện nhất định cho phép hydro tồn tại ở đó và chúng ta phải biết những điều kiện này thì mới hiểu Sao Hỏa đã phát triển như thế nào", ông Lekic nói.
Science Alert nhận định việc khám phá ra thành phần trong lõi Sao Hỏa có thể giúp tăng khả năng tìm kiếm sự sống bên ngoài hệ Mặt Trời. Sao Hỏa và Trái Đất tương đối giống nhau về nhiều mặt, vì vậy, việc tìm hiểu chúng khác nhau như thế nào cũng như lý do của điều đó sẽ thu hẹp quá trình tìm ra hành tinh có nhiều khả năng chứa đựng sự sống nhất.