Doanh nghiệp BĐS 'dễ thở' hơn trước áp lực trái phiếu đáo hạn, đón dòng vốn hơn 1 tỷ USD trong tháng 3

24/03/2023, 07:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Từ sau khi Nghị định 08 có hiệu lực, nhiều doanh nghiệp BĐS đã được giãn kỳ hạn trái phiếu và đề xuất các phương án trả nợ. Dòng tiền trái phiếu vào BĐS cũng tăng trở lại, riêng trong tháng 3 đạt hơn 45% khối lượng phát hành cả năm 2022.

Trái phiếu BĐS trong tháng 3 đạt hơn 45% cả năm 2022

Song song với đó, dòng vốn từ trái phiếu vào bất động sản cũng tăng trở lại với 6 đợt phát hành và đã hoàn tất trong thời gian từ đầu tháng 3 đến nay, tổng giá trị huy động được là 23.695 tỷ đồng. 

Con số này đã đạt hơn 45% khối lượng phát hành của nhóm bất động sản trong cả năm 2022 (51.979 tỷ đồng, theo thống kê của VBMA). 

Các doanh nghiệp phát hành bao gồm Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Đô thị Hưng Yên (hai đợt, tổng giá trị 7.200 tỷ đồng), CTCP Đầu tư Kinh doanh và Phát triển Đô thị Ngôi Sao Phương Nam (4.695 tỷ đồng), Công ty TNHH Kinh doanh nội thất Luxury Living (4.800 tỷ đồng), Công ty TNHH Kinh doanh Bất động sản Dream City Villas (2.300 tỷ đồng) và CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nam An (4.700 tỷ đồng).

 Hoạt động mua lại trái phiếu trước hạn trong năm 2022 và tháng 1/2023. (Nguồn: FiinRatings). 

Bên cạnh đó, hai doanh nghiệp xây dựng là CTCP Đầu tư và Thương mại Xuất nhập khẩu Thủ Đô và CTCP Thương mại sản xuất và Đầu tư Hà Thành cũng lần lượt huy động thành công 40 tỷ đồng và 45 tỷ đồng vào đầu tháng 3. ‘

Ở diễn biến khác, xu hướng mua lại trái phiếu trước hạn vẫn đang tiếp diễn. Trong tháng 3, các doanh nghiệp như CTCP Đầu tư Bất động sản Sơn Kim đã chi 11,2 tỷ đồng mua lại toàn bộ số trái phiếu đang lưu hành còn lại của lô SKLI.BOND01.2019; Becamex ITC chi 400 tỷ đồng tất toán lô BTCH2123001; Samland chi 3 tỷ đồng mua lại một phần lô SLDCH2123001.

Hay gần nhất, Novaland cho biết kế hoạch mua lại 25 tỷ đồng trái phiếu mã NVLH2124002 vào ngày 22/3; DIC Group (DIG), Kinh Bắc (KBC) cũng lần lượt công bố kế hoạch xuống tiền tất toán các lô DIGH2124001 và KBCH2123002, mỗi lô trị giá 1.000 tỷ đồng.

Khó khăn còn đó

Dù liên tục đón tín hiệu tích cực từ thị trường vốn, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp bất động sản vẫn trong tình trạng chậm trả gốc, lãi trái phiếu do chưa thu xếp được nguồn vốn và phải “khất nợ”. 

Chứng khoán VNDirect cũng cho biết danh sách các doanh nghiệp chậm thanh toán các nghĩa vụ nợ trái phiếu doanh nghiệp đang dần tăng lên. Tính đến ngày 5/3, có khoảng 46 doanh nghiệp nằm trong danh sách chậm nghĩa vụ thanh toán lãi hoặc nợ gốc trái phiếu theo thông báo của HNX.

 Danh sách các doanh nghiệp chậm nghĩa vụ thanh toán đang dày lên. (Nguồn: VNDirect). 

VNDirect ước tính, giá trị đáo hạn trong năm nay vào khoảng 252.000 tỷ đồng, tăng 64% so với cùng kỳ. Tổng dư nợ trái phiếu của các doanh nghiệp trong danh sách nói trên vào khoảng 121.100 tỷ đồng, chiếm gần 12% dư nợ trái phiếu toàn thị trường.

Trong đó, dư nợ của nhóm doanh nghiệp bất động sản và xây dựng chiếm 10% dư nợ toàn hệ thống, còn lại 2% là của nhóm doanh nghiệp sản xuất.

Bên cạnh đó, khoảng gần 38.500 tỷ đồng trái phiếu của các doanh nghiệp trong danh sách chậm thanh toán trên sẽ đáo hạn trong năm nay, chiếm khoảng 15% tổng giá trị đáo hạn toàn thị trường cả năm.

Thống kê của công ty chứng khoán này cũng cho thấy, thử thách áp lực đáo hạn trái phiếu sẽ rơi vào giai đoạn quý II, quý III tới, với giá trị đáo hạn lần lượt khoảng 76.500 tỷ đồng và 83.000 tỷ đồng, tăng 120% và 39% so với cùng kỳ. 

Theo vietnammoi.vn
https://vietnammoi.vn/doanh-nghiep-bds-da-de-tho-hon-truoc-ap-luc-trai-phieu-dao-han-don-dong-von-hon-1-ty-usd-trong-thang-3-2023323205146149.htm
Copy Link
https://vietnammoi.vn/doanh-nghiep-bds-da-de-tho-hon-truoc-ap-luc-trai-phieu-dao-han-don-dong-von-hon-1-ty-usd-trong-thang-3-2023323205146149.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp BĐS 'dễ thở' hơn trước áp lực trái phiếu đáo hạn, đón dòng vốn hơn 1 tỷ USD trong tháng 3