Doanh nghiệp khoa học, công nghệ trong trường đại học: Đánh thức tri thức

Phạm Khánh (TH) | 18/02/2023, 07:11
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nghiên cứu khoa học công nghệ và chuyển giao tri thức là mục tiêu trọng tâm của các cơ sở giáo dục đại học trên thế giới.

Các bằng sáng chế và uỷ quyền tiếp thị đều thuộc sở hữu chung của hai bên. Sự hợp tác này kéo dài trong nhiều năm. Keqian được niêm yết trên Uỷ ban Đổi mới Khoa học và Công nghệ thuộc Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải vào năm 2020.

Với hy vọng đánh thức những công xưởng tri thức thầm lặng trong giới hàn lâm, từ năm 2015, Trung Quốc đã ban hành hàng loạt chính sách, gọi là Đạo luật Bayh-Dole của Trung Quốc. Tinh thần cốt lõi đằng sau đạo luật này là khuyến khích thương mại hóa kết quả nghiên cứu hàn lâm bằng cách trao quyền cho trường đại học đưa ra quyết định độc lập về chuyển giao công nghệ và chia sẻ lợi nhuận với các nhà nghiên cứu.

Cụ thể, năm 2015, Trung Quốc ban hành Luật thúc đẩy chuyển đổi thành tựu khoa học và công nghệ (PTSTA). Sau đó là một số chính sách và biện pháp hỗ trợ luật yêu cầu sự phối hợp giữa cơ quan chính phủ như Hội đồng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục... để đưa ra các hướng dẫn hoạt động về chuyển giao công nghệ học thuật.

Điểm nổi bật của những cải cách trên nằm ở việc trao quyền cho trường đại học thực hiện bằng sáng chế của họ, trừ những vấn đề liên quan đến bí mật hoặc lợi ích quốc gia. Các trường đại học được phép tự quyết định về chiến lược chuyển giao công nghệ, chẳng hạn có nên thương mại hóa thông qua chuyển nhượng, cấp phép hay đầu tư công nghệ, định giá bằng sáng chế, cách thức giao dịch...

Đến năm 2016, Hội đồng Nhà nước ban hành Quy tắc thực hiện PTSTA, miễn trừ trách nhiệm ra quyết định của các quan chức trường đại học trong giao dịch công nghệ. Điều này được quy định rõ hơn trong Luật Tiến bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi. Quy định này giải toả lo ngại của các trường đại học về khả năng thất thoát tài sản thuộc sở hữu nhà nước, từ đó giải quyết mối lo ngại về chuyển giao công nghệ trong trường đại học.

Doanh nghiệp khoa học, công nghệ trong trường đại học: Đánh thức tri thức ảnh 2

Chuyển giao công nghệ góp phần tăng thu nhập cho các nhà nghiên cứu trong trường đại học.

Trung gian giữa nhà trường và xã hội

Trong những năm gần đây, các trường đại học Trung Quốc không trực tiếp quản lý doanh nghiệp spin-off. Thay vào đó, họ xây dựng chính sách chuyển giao công nghệ nội bộ; xây dựng đội môi giới cho giao dịch công nghệ... Đây được coi là trung gian giữa nhà trường, doanh nghiệp trong nhà trường với giới đầu tư và xã hội.

Đơn cử, Đại học Thanh Hoa đã xây dựng Chính sách đánh giá, xử lý và phân phối lợi nhuận liên quan đến thành tựu khoa học và công nghệ. Theo đó, trước khi giao dịch, công nghệ phải được định giá bởi một viện nghiên cứu chuyên nghiệp và giao dịch phải được uỷ ban đại học có liên quan phê duyệt. Lợi nhuận từ giao dịch này được phân phối cho trường đại học (15%), hội đồng các nhà phát minh (15%) và các nhà phát minh (70%).

Trường cũng thành lập Văn phòng Cấp phép Công nghệ (OTL), được giám sát bởi một uỷ ban quản lý chuyên biệt. Chức năng của OTL bao gồm định giá công nghệ, quản lý bằng sáng chế, sàng lọc và kết nối mạng doanh nghiệp, đàm phán kinh doanh, thực hiện hợp đồng...

Tuy nhiên, việc thương mại hóa nghiên cứu của trường đại học ở Trung Quốc chưa tỷ lệ thuận với số lượng lớn bằng sáng chế hiện nay, vì chưa đến 5% bằng sáng chế của cơ sở GD đại học được chuyển đổi.

Tại Trung Quốc, vì hầu hết trường đại học và viện nghiên cứu đều được chính phủ tài trợ nên tài sản trí tuệ do trường đại học phát minh được coi là tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Vấn đề lo ngại nhất khi chuyển giao khoa học công nghệ vào thực tiễn là xử lý không đúng cách, thậm chí làm thất thoát tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Do đó, các trường đại học và doanh nghiệp nghiên cứu khoa học đều phải thận trọng khi tiếp cận hợp tác công nghiệp – học thuật.

Khai thác tối đa sức mạnh tri thức

Trong những năm gần đây, Nhật Bản chứng kiến sự gia tăng đáng kể các doanh nghiệp xuất phát từ trường đại học, gồm cả doanh nghiệp spin-off và doanh nghiệp khởi nghiệp. Trong đó, sở hữu đông doanh nghiệp nhất là Đại học Tokyo – trường đại học hàng đầu Nhật Bản.

Để thành lập các doanh nghiệp từ kết quả nghiên cứu và đóng góp cho xã hội, Đại học Tokyo đã và đang tăng cường xây dựng hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp bao gồm hợp tác với các ngành liên quan, huy động vốn, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ... Nhiệm vụ này do Công ty TNHH Edge Capital của Đại học Tokyo (UTEC) thực hiện. Đây là công ty hỗ trợ khởi nghiệp cho doanh nghiệp trong nhà trường.

Ông Tomotaka Goji, đại diện UTEC cho biết: “Sức mạnh của các trường đại học Nhật Bản là sự tích luỹ sâu rộng các nghiên cứu khoa học cơ bản. Vai trò của chúng tôi là đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thông qua việc liên kết các kết quả nghiên cứu với ngành công nghiệp để nó không bị mai một trong trường đại học”.

UTEC không chỉ “đỡ đầu” cho các doanh nghiệp tại Đại học Tokyo mà đang hỗ trợ doanh nghiệp được thành lập tại các trường đại học trên khắp Nhật Bản và thế giới. Điều này hướng đến mục tiêu mang lại sự thay đổi cho thế giới bằng công nghệ được phát triển tại Nhật Bản, tạo sự kết nối giữa các trường đại học, tổ chức và quốc gia trên toàn cầu.

Tại Mỹ, ước tính hơn 10 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động dưới mô hình spin-off. Hàng năm, hơn 100 doanh nghiệp spin-off được thành lập. Các doanh nghiệp này đóng góp vai trò quan trọng gồm tăng cường phát triển kinh tế địa phương; hỗ trợ trường đại học thực hiện sứ mệnh giảng dạy và nghiên cứu; tạo nguồn thu nhập.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/doanh-nghiep-khoa-hoc-cong-nghe-trong-truong-dai-hoc-danh-thuc-tri-thuc-post626065.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/doanh-nghiep-khoa-hoc-cong-nghe-trong-truong-dai-hoc-danh-thuc-tri-thuc-post626065.html
Bài liên quan
Doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm dấu hiệu đe doạ bảo mật tiềm ẩn
Tìm kiếm, phát hiện mối đe dọa bảo mật tiềm ẩn là phương pháp chủ động không cần phụ thuộc vào cảnh báo trước, vượt qua những hạn chế của công nghệ phòng thủ truyền thống.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp khoa học, công nghệ trong trường đại học: Đánh thức tri thức