Hôm sau dân làng Châu Lỗ làm lễ tế thần tại đền làng thì thấy một con trâu trắng từ đâu chạy đến nằm phục ngoài bãi cỏ trước cửa đền. Nghĩ rằng điềm lạ do các đấng thần linh xui khiến; từ đó mệnh danh điềm ấy với cái tên kính trọng là “Ngưu tinh”, nghĩa là ngôi sao trên trời ứng điềm vào con trâu ấy để có một sợi dây vô hình bắt đầu làm nên mối tình thiện cảm giữa 2 dân Kim Lũ và Châu Lỗ.
Người dân Kim Thượng nô nức trẩy hội. |
Đầu năm Giáp Ngọ (1954), tình cờ người dân hai làng đều đi phu, đắp đền thành nhà Mạc ở Lạng Sơn. Hàng vạn người dân phải đi phu Cao Lạng, lao động cực nhọc, khổ sai đói rét. Hai dân Kim Thượng và Châu Lỗ cùng chung cảnh phận ấy. Họ đã bên nhau, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi.
“Đoàn kết bênh vực bảo vệ những lúc bị bọn cai phu đánh đập. Nhiệt tình cùng làm giúp nhau thay phần cho người trong đoàn bị ốm. Sự “tương thân, tương ái” của 2 đoàn như anh em ruột trong nhà” – cụ Ngô Sỹ Nhiều bày tỏ và cho biết, từ chuyện “Ngưu tinh” đến tình cảm những ngày “đi phu Cao Lạng” đã dẫn đến cuộc tình kết nghĩa huynh đệ hai dân.
Đúng ngày 12/9/1954 (âm lịch) buổi lễ kết nghĩa huynh đệ hai dân được tổ chức long trọng tại đền làng Châu Lỗ và thông qua văn bản kết nghĩa, với 5 điều quy ước đã nói trên.
Dưới đây là một số hình ảnh của Lễ hội:
Được tham gia phục vụ lễ hội là vinh dự của các cụ và trai đinh của hai làng. |
Rước kiệu về Đình làng Kim Thượng. |
Các chương trình, hoạt động được tổ chức tại quần thể di tích Đình làng Kim Thượng. |
Hai bên thực hiện các nghi lễ tại Đình làng Kim Thượng. |
Hát quan họ trên ao Đình Kim Thượng. |
Trên địa bàn Hà Nội hiện có hàng trăm làng có tục kết chạ. Tục kết chạ thể hiện một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của cha ông xưa. Xã hội có nhiều thay đổi, nhiều làng đã lên phố nhưng người dân vẫn có ý thức lưu giữ nét đẹp xưa.