GS.TS Nguyễn Hữu Tú: Khó khăn thứ nhất đó là thay đổi nhận thức, thói quen của người dạy và người học. Cụ thể, người học phải có sự thay đổi lớn, từ chỗ học chủ yếu bị động thì bây giờ phải học chủ động, phải tự tìm tòi, đào sâu các vấn đề mới.
Khó khăn thứ hai, việc chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, xây dựng giáo trình mới để hỗ trợ dạy và học là khoản đầu tư rất lớn.
Khó khăn thứ ba là nguồn nhân lực, khi thay đổi toàn diện một nội dung, chương trình mới, đòi hỏi nguồn lực giảng viên lớn, các thầy cô phải được cử đi học tập và đào tạo về giáo dục y tế hiện đại, tiên tiến.
Trường Y khoa Hà Nội sau là Trường Y khoa Đông Dương và đến nay là Trường Đại học Y Hà Nội là một trong những trường đại học ra đời sớm nhất và đào tạo chất lượng cao trong ngành y tế ở Việt Nam. Chính vì vậy, mục tiêu của Nhà trường không chỉ đào tạo nguồn nhân lực y bác sĩ giỏi trong nước mà còn hướng tới tầm quốc tế. Do vậy, việc đổi mới đào tạo là một trong những giải pháp để đạt được mục tiêu này. Sau 3 chương trình đào tạo đang triển khai, chúng tôi sẽ tiếp tục có các dự án khác như Chương trình đào tạo sau Đại học.
Nhân kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, GS. có nhắn gửi gì tới đội ngũ những người đang học tập và công tác trong ngành y ?
GS.TS Nguyễn Hữu Tú: Là một bác sĩ - người dạy và hàng ngày cũng đang thực hành, tôi nghĩ rằng để làm được ngành y, trước hết cần có chuyên môn giỏi, phẩm chất đạo đức tốt, ngoài ra cũng cần có duyên với nghề này. Bởi, y tế là nghề khó khăn hơn so với những ngành nghề khác. Và khi đã và đang được làm việc, học tập trong môi trường ngành y thì hãy tự hào và trân trọng với nghề cao quý này.
Xin trân trọng cảm ơn GS!