Đổi mới đề thi tốt nghiệp THPT phải có lộ trình, tránh gây “sốc”

Nguyễn Trang, | 30/06/2023, 09:30
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Trước nhiều ý kiến trái chiều về đề thi tốt nghiệp THPT 2023, Bộ GD-ĐT cho biết, việc đổi mới đề thi cần có lộ trình hợp lý nhất, phù hợp nhất mà không gây "sốc" cho học sinh.

Đổi mới đề thi tốt nghiệp THPT phải có lộ trình, tránh gây “sốc” - Ảnh 3.

PGS.TS Huỳnh Văn Chương - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT)

Ngoài ra, nếu để địa phương tổ chức, sẽ khó đảm bảo sự công bằng cho học sinh trên phạm vi cả nước, bởi có nơi ra đề dễ và có địa phương ra đề khó, ngoài ra, còn cần tính toán tới vấn đề về kinh tế, xã hội.

Theo PGS.TS Huỳnh Văn Chương, thực tế hiện kỳ thi đã có sự phân cấp về địa phương rất cao, Bộ GD-ĐT chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát.

Về vấn đề đổi mới đề thi tốt nghiệp THPT, năm 2025 sẽ thi theo Chương trình GDPT 2018, PGS.TS Chương cho biết Cục Quản lý chất lượng đã tính toán, cân nhắc tham mưu cho lãnh đạo Chính phủ, Bộ trưởng, Thứ trưởng về việc này; làm thế nào có lộ trình hợp lý nhất, phù hợp nhất mà không gây “sốc” cho học sinh.

“Quá trình đổi mới phải đi từ lộ trình dần dần, đây chính là điều chúng tôi đang cần nghiên cứu. Trong quá trình làm đề thi hiện nay, Thứ trưởng, Bộ trưởng đã chỉ đạo để tiếp cận dần việc thay đổi trong điều kiện khung Chương trình 2006, nhưng thí sinh có thể làm quen dần trong khung Chương trình 2018. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu để đến 2025, bắt đầu thi theo Chương trình 2018”, PGS Chương nói.

Ông nhấn mạnh, tới nay, chương trình và phương án đã công khai, đã kết thúc việc lấy ý kiến xã hội. Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia đã tiếp tục xử lý tất cả hơn 200 ý kiến để phân tích, sau đó báo cáo Chính phủ, Bộ trưởng, Thứ trưởng để đưa ra phương án thi phù hợp nhất cho năm 2025.

Về cách thức ra đề thi, theo PGS Chương, thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi đánh giá diện rộng, với quy mô hơn 1 triệu thí sinh. Do vậy, khi ra đề phải cân nhắc tính tác động xã hội. Bên cạnh đó, với kỳ thi diện rộng, đề thi phải đánh giá được 4 mức độ, đảm bảo kiến thức, khung chương trình, điều kiện cho phép hiện nay.

Tiếp tục tăng cường biện pháp chống gian lận

Nhìn lại công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, Hiệu trưởng Trường THCS, THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) Nguyễn Quốc Bình nhận định, các thí sinh tham gia kỳ thi đã được cả xã hội quan tâm. Tại điểm thi Trường Lương Thế Vinh, các thầy cô, thanh niên tình nguyện hết mình hỗ trợ thí sinh trong mọi thời tiết mưa nắng, tạo mọi điều kiện để các em phát huy hết khả năng của mình trong kỳ thi.

Thầy Bình cũng cho rằng, kỳ thi được triển khai trên diện rộng, với sự tham gia của hơn một triệu thí sinh nên không tránh khỏi những tình huống phát sinh cần xử lý.

“Mặc dù kiểm soát chặt chẽ nhưng kỳ thi vẫn xuất hiện việc lộ đề thi môn Ngữ văn và Toán, do đó, sau kỳ thi này, Bộ GD - ĐT cần rà soát, điều chỉnh các quy định cho phù hợp hơn. Cùng với đó, tới đây, công tác chấm thi cũng cần được thanh tra, giám sát chặt chẽ, bảo đảm sự công bằng cho thí sinh”, thầy Bình nói.

Đồng quan điểm, thầy Trần Mạnh Tùng, giáo viên tại Hà Nội cho rằng, bên cạnh sự chủ động, cố gắng, tập hợp mọi nguồn lực để tạo điều kiện tốt nhất cho thí sinh khi thi tốt nghiệp THPT, cũng cần thẳng thắn nói rằng khâu hướng dẫn thí sinh, giám thị về quy chế thi “làm chưa tới”, dẫn đến những sự cố đáng tiếc. Trong thời gian tới, để đảm bảo tính minh bạch, khách quan của kỳ thi, Bộ GD-ĐT cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Bộ Công an trong vấn đề kiểm soát an ninh, an toàn kỳ thi.

PGS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD - ĐT) cho biết, công tác coi thi của kỳ thi tại tất cả các điểm thi diễn ra theo đúng kế hoạch. Số liệu thống kê theo báo cáo của các địa phương và các đoàn thanh tra, kiểm tra cho thấy trong cả kỳ thi có 41 thí sinh vi phạm uy chế thi và bị đình chỉ thi do sử dụng tài liệu và mang điện thoại vào phòng thi; không có cán bộ nào vi phạm Quy chế thi. Cho đến thời điểm này, trên phạm vi toàn quốc chưa ghi nhận hiện tượng tiêu cực, gian lận có tổ chức.

Đổi mới đề thi tốt nghiệp THPT phải có lộ trình, tránh gây “sốc” - Ảnh 4.

Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến thí sinh và nhân dân, hướng đến kỳ thi nghiêm túc, an toàn, đúng quy chế

Tuy nhiên, trong quá trình coi thi, cá biệt còn một số thí sinh cố tình vi phạm quy chế sử dụng điện thoại trong phòng thi và một số giáo viên chưa thực hiện đúng, đủ quy trình quy định khi coi thi. Trong đó có việc 2 thí sinh tại Cao Bằng và Yên Bái sử dụng điện thoại di động chụp ảnh đề thi gửi cho người thân nhờ giải. Hình ảnh sau đó bị lan truyền trên mạng xã hội và báo chí.

Thiếu tướng Trần Đình Chung, Phó Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công An cho biết, trước kỳ thi, Bộ Công an đã triệt phá nhóm đối tượng mua bán sử dụng thiết bị công nghệ cao. Thời gian tới, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến thí sinh và nhân dân, hướng đến kỳ thi nghiêm túc, an toàn, đúng quy chế.

Ngoài ra, cần nghiên cứu đề xuất thiết bị chống thiết bị sử dụng công nghệ cao được giấu ở trong người. Đồng thời chú trọng tập huấn nâng cao khả năng phát hiện sử dụng thiết bị công nghệ cho cán bộ coi thi.

Theo VOV
https://vov.vn/xa-hoi/doi-moi-de-thi-tot-nghiep-thpt-phai-co-lo-trinh-tranh-gay-soc-post1029587.vov
Copy Link
https://vov.vn/xa-hoi/doi-moi-de-thi-tot-nghiep-thpt-phai-co-lo-trinh-tranh-gay-soc-post1029587.vov
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đổi mới đề thi tốt nghiệp THPT phải có lộ trình, tránh gây “sốc”