Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề nghị Ban soạn thảo cần tiếp tục chủ động, bám sát kế hoạch để hoàn thành các công việc, nhiệm vụ đúng tiến độ, không chủ quan. Trong đó, ưu tiên số 1 là tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 8.
Gần 20 năm ấp ủ, hơn 1 năm xây dựng, dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, bắt đầu từ những thay đổi trong quản lý nhà nước về nhà giáo.
Dự thảo Luật Nhà giáo sẽ được trình và cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Một trong những điểm mới của dự thảo Luật là giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo...
Một trong những điểm mới của dự án Luật KHCN và đổi mới sáng tạo, đó là tập trung hơn vào hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo ở khu vực ngoài công lập. Trong đó, doanh nghiệp là một trong những chủ thể được quan tâm đặc biệt, với vai trò là trung tâm của hoạt động đổi mới sáng tạo.
Dự án Luật Nhà giáo cụ thể hóa 5 chính sách, bao gồm: Định danh nhà giáo; tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; quản lý nhà nước về nhà giáo.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; xem xét phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự.