Dự án MỞ: Mơ và Hỏi - cho người tự học

Thảo Thu - Hữu Thắng | 16/05/2022, 18:24
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Với mong muốn xây dựng mô hình học tập chủ động cho học sinh, sinh viên, dự án giáo dục có tên MỞ: Mơ và Hỏi được ra đời.

Sau 2 năm hoạt động, dự án nhận được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ với hơn 10.000 lượt theo dõi trên Facebook.

dự án MỞ: Mơ và Hỏi 1.png

Theo bạn Đỗ Huệ Phương, phụ trách chiến lược và phát triển sản phẩm giáo dục, dự án được lấy tên là MỞ: Mơ và Hỏi. Trong đó, “Mơ” ẩn dụ cho sự không ngừng sáng tạo, không ngừng vươn xa để hiện thực hóa những điều tưởng chừng như không thể. Dù là ai, chúng ta đều có thể Mơ, dám Mơ và theo đuổi giấc Mơ.

"Hỏi" thể hiện những câu hỏi là khởi nguồn cho cuộc hành trình học một điều gì đó. Bởi vậy, cộng đồng MỞ luôn khuyến khích đặt câu hỏi, thảo luận, hay phản biện những thông tin chúng ta nhận được từ bất kỳ nguồn nào.

MỞ tin rằng cộng đồng học tập nên được sinh ra để tạo môi trường cho học viên và người hướng dẫn cùng nhau chia sẻ, phân tích, thử nghiệm để cùng thiết kế lộ trình, phương pháp thực hiện mục tiêu cá nhân và được thúc đẩy để không bỏ cuộc khi đối mặt với những chủ đề khó.

dự án MỞ: Mơ và Hỏi 2.png
Ảnh: Facebook MỞ: Mơ và Hỏi 

Cung cấp trải nghiệm học toàn diện thay vì “khoá học” 

Về ý tưởng hình thành dự án, Phương chia sẻ: “Mình là một du học sinh, có cơ hội trải nghiệm môi trường học phi truyền thống và được truyền cảm hứng học tập tại đây qua những cách thu nhận kiến thức từ bên ngoài. Sau khi biết được ý tưởng của Tùng (Akwaaba Tùng) - người sáng lập chính của dự án, mình đã cảm thấy hứng thú và mong muốn được xây dựng cùng những người cộng sự trong hành trình này”. 

“Tại MỞ, thay vì những khoá học bởi chúng mình muốn xây dựng “một trải nghiệm học” trọn vẹn và đa dạng từ ngày bắt đầu đến khi kết thúc. Thay vì một khoá học với những buổi lên lớp cố định, các bạn sẽ được cung cấp một trải nghiệm học với các hoạt động kết nối (giúp học viên và người đồng hành làm quen và cùng nhau xây dựng “nội quy” cộng đồng học tập xuyên suốt trải nghiệm học); 

Các thử thách học hàng tuần (giúp học viên rèn luyện thói quen và áp dụng những thứ mình học vào công việc, học tập, đời sống hàng ngày);  5 buổi học live (nơi người đồng hành và học viên tương tác trực tiếp, cùng nhau trao đổi kiến thức, đặt câu hỏi và giải quyết tại chỗ các vướng mắc của học viên);  Các buổi học ngoài lề giữa các học viên (nơi học viên chia sẻ về dự án cá nhân và feedback (phản hồi) cho nhau)”, - Phương cho biết. 

dự án Mở: Mơ và Hỏi 3.png
Khoá học: "Bút chiến: Suy tư sau con chữ" với người đồng hành Vũ Hoàng Long (Người kể chuyện) 
dự án Mở: Mơ và Hỏi 4.png
Khoá học: "Nói trước đám đông" với người đồng hành kiêm người sáng lập dự án MỞ: Mơ và hỏi - Akwaaba Tùng. 

Các trải nghiệm học tại MỞ đa số được tổ chức dưới dạng trực tuyến, theo hình thức “cohort - based” (mô hình cho phép kết nối bạn với sự hỗ trợ của các học viên khác và giảng viên). 

Nếu bạn cần trợ giúp về một bài tập hoặc muốn thảo luận về các kiến thức chuyên môn bạn đang cần phát triển, bạn có thể dễ dàng kết nối với các học viên khác thông qua trao đổi hoặc thảo luận nhóm). Thời gian kéo dài khoảng 1 tháng rưỡi (7-10 buổi) với những người đồng hành.

Người đồng hành sẵn sàng chia sẻ kiến thức 

Phương chia sẻ: “MỞ kết nối với người đồng hành trước hết thông qua mối quan hệ cá nhân của người sáng lập và các thành viên trong dự án. Anh Vũ Hoàng Long (Người kể chuyện) từng tham gia dự án với vai trò là người đồng hành trong khoá học có tên “Bút chiến: Suy tư sau con chữ” nhờ sự giới thiệu của người sáng lập. Họ hầu hết là người có sức ảnh hưởng hoặc có kiến thức nhất định ở một lĩnh vực nào đó”. 

dự án Mở: Mơ và Hỏi 8.jpg

Theo Phương, MỞ không giới hạn lĩnh vực để tổ chức các trải nghiệm học tương ứng, trong đó bao gồm: nghệ thuật, giới, nhiếp ảnh, văn học,... Trước khi tổ chức một trải nghiệm học nào đó, MỞ sẽ lập những câu hỏi khảo sát về nhu cầu của người học, nếu đạt đủ số lượng sẽ bắt tay tổ chức. 

Hà Thu (23 tuổi, người đồng hành của dự án MỞ: Mơ và Hỏi trong khóa học Viết lách chơi chơi) chia sẻ: “Mình đã rất hồi hộp và lo lắng khi trở thành người đồng hành của MỞ vì trước nay chỉ dạy tiếng Anh cho các em nhỏ hơn. Tuy nhiên, nhờ sự động viên của Phương - đồng sáng lập dự án, mình đã tự tin hơn để chia sẻ với những người cùng đam mê và sở thích viết lách giống mình”.

“Không chỉ thế, mình còn chuẩn bị cho khóa học bằng cách trau dồi khả năng viết và đọc thơ thật nhiều.  Đến với khóa học, mình chỉ mang theo những cảm xúc của mình, và cũng không mong gì hơn ngoài việc các bạn học viên sẽ chân thành với những cảm xúc của mình, để đưa chúng vào những bài thơ do chính các bạn viết nên”, Thu cho biết thêm. 

Dự án Mở: Mơ và Hỏi 5.png
Poster về khoá học: Viết lách chơi chơi cùng người đồng hành Nguyễn Hà Thu 

Học mọi lúc, mọi nơi 

Tại MỞ, học viên được tương tác hai chiều với người đồng hành qua hình thức online. Theo Phương, mô hình này trong tương lai sẽ trở nên phổ biến hơn bởi giúp tiết kiệm thời gian, đa nhiệm và có thể học mọi lúc, mọi nơi. Bạn có thể học bất cứ thứ gì qua Internet một cách miễn phí. Đồng thời, tại MỞ khi khoá học kết thúc, bạn sẽ có một cộng đồng cùng học với mình về những lĩnh vực bạn quan tâm, đó là điều khiến dự án vẫn duy trì đến nay. 

“Điều mình mong muốn là sau khi khoá học tại MỞ kết thúc, học viên sẽ trở thành những người bạn của nhau, đồng hành để cùng phát triển. MỞ cũng có những nền tảng chia sẻ kiến thức miễn phí như Podcast bên cạnh khoá học có tính phí.”, Phương chia sẻ. 

dự án MỞ: Mơ và Hỏi 5.png

Anh Thư (18 tuổi, học viên tại MỞ) chia sẻ: “Điều ý nghĩa nhất mà em nhận được từ MỞ chính là sự kết nối và tính cộng đồng. Ở MỞ, em được gặp gỡ và kết nối với không chỉ các bạn học viên, người đồng hành mà còn với các bạn nhân viên của MỞ nữa. Môi trường ở đây cho em cảm giác an toàn, cởi mở, và một tinh thần đam mê học hỏi không ép buộc. Kể cả sau khi khóa học kết thúc, nếu có thể, tụi em cũng thường hẹn nhau để trò chuyện, thảo luận và làm việc cùng nhau nữa”.

Chia sẻ về định hướng tương lai cho MỞ: Mơ và Hỏi, Huệ Phương cho biết: “Mình muốn nâng cao hơn nữa chất lượng về trải nghiệm học tại đây trong năm nay. Đồng thời mình vẫn giữ nguyên hình thức học trực tuyến để thay đổi suy nghĩ của mọi người về phương pháp học mới này, từ đó phát triển hơn cộng đồng học tập tại MỞ”.

Bài liên quan
Từ những câu chuyện của lịch sử ứng dụng vào thực tế cuộc sống
Để thoát khỏi cách dạy học khô khan, nặng về lý thuyết, các trường học trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có nhiều cách làm sáng tạo, sinh động, giúp học sinh hứng thú, ham mê học môn Lịch sử.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dự án MỞ: Mơ và Hỏi - cho người tự học